Hướng dẫn cách trồng cây dổi ghép Hòa Bình nhanh thu hoạch

Hướng dẫn cách trồng cây dổi ghép Hòa Bình nhanh thu hoạch

Hướng dẫn quy trình kĩ thuật trồng và chăm sóc cây dổi lấy hạt, lấy gỗ từ Trung tâm cây giống Học viện Nông Nghiệp. Dổi là một loại cây trồng quý có giá trị kinh tế cao đem lại thu hoạch lớn được ví là vàng đen của Tây Bắc.
quả dổi
Quy trình kỹ thuật trồng cây dổi ghép lấy hạt và lấy gỗ
  • Giới thiệu đặc điểm cây dổi, phân biệt dổi lấy hạt và lấy gỗ.
  • Chuẩn bị cây dổi giống trước khi đem trồng.
  • Chuẩn bị đất trồng dổi
  • Kĩ thuật trồng cây dổi
  • Hướng dẫn chăm sóc định kì hàng năm
  • Phòng trừ sâu bệnh trên cây dổi 
  • Thu hoạch sơ chế bảo quản hạt dổi
  • Chuẩn bị cây dổi giống trước khi đem trồng.

    • Cây dổi trồng từ hạt thì sau 7-9 năm mới cho thu hoạch quả
    • Cây trồng từ loại ghép thì sau 3-4 năm đã cho được thu hoạch.
    • Cây dổi trồng rừng có thể tự tái sinh từ hạt hoặc chồi cây nhưng tỉ lệ rất thấp chỉ từ 30-40 cây/ha.
    • Gieo hạt trước khi trồng 8-10 tháng tuy nhiên do hạt giổi nhanh mất sức nẩy mầm nên sau khi thu hái có thể gieo hạt ngay để tăng tỷ lệ nẩy mầm của hạt.

    Gieo ươm hạt dổi

    • Hạt được xử lý theo cách: ngâm hạt đen trong nước từ 4-6 giờ, sau đó vớt ra rửa sạch, ủ trong bao vải 7-10 ngày, khi hạt nứt nanh hoặc có 2 lá mầm thì cấy vào  bầu.
    • Vỏ bầu làm bằng Polyetylen có kích thước 10x18cm, xung quanh đục lỗ thoát nước.
    • Ruột bầu có tỷ lệ 89% đất vườn ươm hoặc đất rừng, 10% phân chuồng hoai, 1% NPK có thành phần 5:10:5 hoặc 10:10:5.
    • Sau 2  tháng tưới hàng ngày cho đủ độ ẩm.
    • Tưới dung dịch NPK(5:10:5) nồng độ 0,5%, với liều lượng 2 lít trên 1m2, hoặc tưới phân chuồng hoai đã pha loãng.
    • Sau tưới phân phải tưới lại bằng nước để rửa sạch lá.
    • Khi cây con cao 10-15cm thì đảo bầu kết hợp phân loại theo chiều cao để chăm sóc những cây sinh trưởng kém.
    • Trong thời gian 3-4 tháng tiếp tục đảo bầu và phân loại cây để chăm sóc cho đến khi đem trồng.
    • Sau 4 tháng giảm một nửa độ tàn che,
    • Tháng thứ 6 bỏ hoàn toàn dàn che,
    • Ngừng tưới nước 3-4 tuần trước khi đem trồng.
    • Để phòng trừ nấm, bệnh phải dùng Benlát C nồng độ 0,05% phun lên luống trước khi cây cây 1 tuần.
    • Định kì 10-15 ngày phun 1 lần với lượng thuốc phun 2 lít cho 1m2.
    • Cây con đem trồng phải đạt 8-10 tháng tuổi, cao 40-50cm, có đường kính gốc 0,3-0,5cm,sinh trưởng bình thường, lá xanh, thân thẳng, không sâu bệnh.
    cây dổi ăn quả

    Chuẩn bị đất trồng dổi

    • Giổi xanh được trồng ở những nơi có nhiệt độ không khí trung bình năm từ 20 đến 25oC,lượng mưa trung bình năm 1500-2500 mm,
    • Cây phân bố ở các vùng đồi núi có độ cao dưới 700m so với mực nước biển trong các rừng lá rộng thường xanh. Giổi xanh ưa đất sâu ẩm, tốt, thoát nước. Nó mọc trên nhiều loại đất feralit phát triển trên gnai, micasit, phiến thạch sét, phiến thạch mica, macma axit.
    • Chúng thường sống hỗn giao với các loài như Lim xẹt, Ràng ràng mít, Re, Ngát (ở miền Bắc) hoặc với Xoay, Thông nàng, Trám, Vạng, Giẻ (ở Tây Nguyên).
    • Cây ưa sáng, sinh trưởng tương đối nhanh, tái sinh hạt tốt.
    • Cây non chịu bóng nhẹ.
    • Giổi xanh được trồng ở rừng nghèo kiệt (IIIa1), rừng non phục hồi (IIa) hay đất trảng cây bụi có cây gỗ rải rác.

    Thời vụ trồng:

    Các tỉnh miền Bắc trồng vào vụ Xuân hay đầu vụ Hè từ tháng 3-6; vùng Bắc Trung Bộ trồng vào tháng 10-11; vùng Đông Nam Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên trồng vào tháng 6-8.

    Kĩ thuật trồng cây dổi

    Trồng theo băng.
    • Áp dụng cho rừng nghèo kiệt, thiếu tái sinh và rừng non phục hồi sau nương rẫy.
    • Băng được thiết kế theo hướng Đông – Tây hoặc theo đường đồng mức với địa hình có độ dốc lớn hơn 15o.
    • Đối tượng trồng rừng có tầng cây cao 8-10m phát băng trồng rộng 5-6m, băng chừa 8-10m. Đối tượng trồng rừng có tầng cây cao 12-15m phát băng trồng 7-8m băng chừa 10-12 m.
    • Đối tượng trồng rừng có tầng cây cao trên 15m phải hạ tán xuống dưới 15m, phát băng trồng rộng 7-8m, băng chừa 10-12m.
    • Cuốc hố 40x40x40 cm trước khi trồng 1 tháng, lấp hố trước khi trồng 10-15 ngày.
    • Trên mỗi băng trồng 1 hàng cự li cây cách cây 4 m.
    Trồng theo đám:
    • Áp dụng cho rừng nghèo kiệt hay rừng non phục hồi  nhưng trong quần thể rừng có diện tích đám trống tối thiểu là 200m2.
    • Trong các đám trống thực bì được phát sát đến gốc, băm nhỏ, dọn ra ngoài, chặt bỏ hoặc ken chết cây không phải là cây kinh tế có đường kính trên 10cm, chừa lại cây tái sinh và cây gỗ lớn kinh tế.
    • Đám rừng xung quanh lỗ trống phải chặt bỏ dây leo, hoặc cây không phải là cây kinh tế có tán lớn ảnh hưởng đến cây trồng trong đám.
    • Cuốc hố 40x40x40cm trước khi trồng ít nhất 1tháng, lấp hố trước khi trồng 10-15 ngày.
    • Trong đám bố trí cây cách đều nhau với cự li 4mx 4m.
    Trồng rừng  kinh doanh gỗ lớn: 
    • Áp dụng đối với trảng cây bụi phục hồi sau nương rẫy hoặc đất rừng sau khai thác.
    • Trồng hỗn loài giữa Giổi xanh và Keo lá tràm hay keo lai, trồng 1 hàng Giổi xen lẫn 1 hàng keo phù trợ.
    • Nơi đất bằng phẳng thiết kế rạch trồng theo hướng Đông Tây
    • Nơi có độ cao trên 15o thiết kế luống theo đường đồng mức
    • Phát sạch, chặt, băm vụn và dọn thực bì ra ngoài diện tích trồng rừng chỉ để lại cây tái sinh và cây mục đích
    • Cuốc hố kích thước 60x60x60 cm đối với nơi tương đối bằng phẳng hoặc 40x40x40 cm với nơi dốc trên 15o,
    • Cuốc hố trước 1 tháng, lấp hố trước 15 ngày.
    • Trong mỗi rạch trồng 1 hàng Giổi xanh vào chính giữa rạch với cự li 4x4m, các loài keo trồng với cự li 3x3m.
    cây dổi lấy hạt

    Tiến hành trồng cây dổi

    Rạch bỏ vỏ bầu trước khi trồng, không làm vỡ bầu, đặt cây thẳng giữa hố, lấp đất đầy mặt hố, nén chặt xung quanh bầu, vun lớp đất mặt xung quanh cổ rễ.
    Một tháng sau khi trồng kiểm tra hiện trường để trồng dặm các cây chết.
    Sau 3 tháng tiến hành nghiệm thu tỷ lệ sống trên 90% đạt yêu cầu.

    Hướng dẫn chăm sóc định kì hàng năm

    Rừng trồng được chăm sóc trong 5 năm liền:
    Năm thứ nhất:
    Sau khi trồng 2-3 tháng phát quang thực bì, dây leo, cỏ dại xâm lấn cây mới trồng, làm cỏ xới đất xung quanh gốc cây rộng 1m.
    Năm thứ hai: chăm sóc 3 lần
    Lần 1vào đầu vụ xuân, phát dây leo bụi rậm xâm lấn cây trồng.
    Lần 2 vào đầu mùa mưa, vun xới quanh gốc trong phạm vi 1m, kết hợp bón phân NPK(5:10:3) lượng bón 200g/ cây. Lần 3, phát quang thực bì dây leo, cây bụi xâm lấn cây trồng vào cuối mùa mưa.
    Năm thứ ba: Chăm sóc 2 lần
    Lần 1 vào đầu vụ xuân, phát quang thực bì, dây leo cây bụi xâm lấn cây trồng.
    Lần 2, phát thực bì, dây leo, xới vun gốc kết hợp bón phân NPK như năm thứ hai.
    Sau khi trồng 2-3 năm khi thấy tán cây phù trợ ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây giổi cần phải điều chỉnh mật độ cây phù trợ.
    Năm thứ tư và thứ năm, chăm sóc 1 lần/ năm.
    Nội dung chăm sóc gồm phát dây leo, bụi rậm, cây bụi, loại bỏ cây sâu bệnh, cây không mục đích có tán lớn ảnh hưởng đến cây trồng trong băng, rạch .

    Phòng trừ sâu bệnh trên cây dổi 

    Thường có 2 loại sâu hại: Sâu đục nõn và sâu ăn lá cả ở vườn ươm và ngoài rừng trồng.
    + Xén tóc: Ấu trùng xén tóc đục thân, xén tóc trưở thành gặm vỏ, làm gãy cành, giảm sinh trưởng và làm chết cây.
    + Sâu đục thân: Sâu non đục ngọn làm gãy ngọn, giảm sinh trưởng của cây.
    - Cách phòng trự hữu hiệu nhất là thường xuyên kiểm tra và bắt sâu vào buổi sáng. Ngoài ra còn có thể dùng hoá chất thông thường.
    + Phòng chống mối: (Dùng LORSBANE-50EC hoặc SUMICIĐINE-20EC) 4 lít thuốc pha tỷ lệ 70 lít nước-phun vào hố trước khi trồng 10 - 15 ngày.
    + Phòng chống dế: Dùng bả gồm 90% cám gạo rang + 10% phân ngựa, bò khô + 11/000 BAĐAN-95 sp, vê viên băng hạt đậu tương, rắc mỗi gốc 2 viên sau khi trồng

    Thu hoạch sơ chế bảo quản hạt dổi

    Ta có thể thu quả dổi bằng cách nhặt quả quanh gốc hoặc dùng sào chọc cho quả rụng xuống.
    Quả phơi khô tách hạt bảo quản nơi khô ráo, khi sử dụng thì rang chín xay nhỏ.
  • TRUNG TÂM CÂY GIỐNG NÔNG NGHIỆP VIỆT
    CÔNG TY TNHH NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
     
    Địa chỉ :  Học viện Nông Nghiệp Việt Nam - Trâu Quỳ-Gia Lâm-Hà Nội 
    Website: www.giongcaytrong.org
    Hotline / Zalo / Facebook :  0979 589 557 - 0981980186 - 0982520846 - 0982741845
    UY TÍN- CHẤT LƯỢNG LÀM NÊN THƯƠNG HIỆU!


Cách trồng cây ba kích

Cách trồng cây ba kích

Cây thích ứng rộng với điều kiện sinh thái. Cây ưa sáng ở giai đoạn trưởng thành, chịu bóng nhất là cây dưới 2 năm tuổi (khi cây non là cây ưa bóng, khi trưởng thành là cây ưa sáng). Cây tồn tại và phát triển tốt ở điều kiện nhiệt độ từ 22,5° - 23,1°C, chịu được nhiệt độ tối thấp tuyệt đối - 2,8°C và tối cao tuyệt đối 41,4°C. Độ ẩm không khí trung bình từ 82- 89%. Lượng mưa bình quân năm từ 1420,7 - 2574,5 mm. Ba kích ưa đất feralit đỏ vàng và đất feralit giầu mùn trên núi, đất thịt ẩm mát. Cây sinh trưởng sau 5 đến 7 năm mới thu dược liệu, năng suất bình quân 8- 12kg củ tươi/gốc, càng để lâu năm sản lượng càng cao chất lượng dược liệu càng tốt.
1, Tiêu Chuẩn Chọn Giống ba kích
Vào khoảng tháng 3-4, khi thời tiết ấm dần, chọn những cành bánh tẻ ở cây Ba kích sống khỏe, chặt thành từng đoạn 20-30cm, mỗi đoạn có 2-4 mắt. Có thể đem trồng ngay hoặc giâm và vườn ươm cho đến khi nảy mầm, ra rễ mới đem trồng.

 
2, Thời Vụ và Mật Độ Trồng ba kích
Có hai vụ trồng trong năm. 
+ Vụ xuân gieo hạt vào tháng 1 
+ Vụ xuân – hè trồng vào tháng 5 – 7. 
+ Trồng trên đất canh tác tơi xốp thì hệ rễ Ba kích rất phát triển. Mật độ khoảng cách trồng thường là: Mật độ 8.500 cây/ha với khoảng cách trồng 1 m x 1,2 m – 1cây. Mật độ 10.000 cây/ha với khoảng cách 1 m x 1 m – 1 cây.
 
3, Làm Đất Và Đào Hố Trồng ba kích
Chọn đất feralit đỏ vàng trên núi thấp hoặc đất thịt nhẹ pha cát tơi xốp có tầng canh tác dày. Đất ẩm mát, cao, tốt nhất là đất đồi feralit giàu mùn. Phát đốt dọn sạch các loại cây tạp. Đất ruộng (nương bậc thang) được cày sâu nhưng không được lật tầng đế cày lên. Đất được làm ải từ cuối năm trước. Cày ải xong 5 - 7 ngày phải bừa ải giữ ẩm cho đất. Đến vụ trồng Ba kích phải bừa lại để đất nhỏ, tơi xốp, nhặt sạch các tạp chất trên ruộng, lên luống cao 20cm, mặt luống 60cm rãnh luốn 20cm, bổ hốc trên mặt luống trước khi trồng kích thước 30 x 30cm sâu 20cm. Đất đồi dốc không cày làm đất mà cuốc hố theo hàng đồng mức cách nhau 1m, cách hàng 1,5-2m, kích thước hố 40 x 40cm sâu 30cm. Cuốc hốc để ải trước khi trồng ít nhất 15 ngày.

 
4, Phân Bón Lót ba kích
Bón lót phân chuồng mục (10 tấn/ha), trộn đều. Không dùng phân tươi vì có thể làm thối rễ. Bón lót 5kg phân chuồng hoai + 0,2kg supe lân hoặc 0,3kg phân NPK cho mỗi hố, dùng cuốc trộn đều phân với đất, lấp cho gần đầy hố.
 
5, Kỹ Thuật Trồng Cây Ba Kích ba kích
Dùng dao sắc rạch bỏ túi bầu (tránh để vỡ bầu), đặt cây giống vào giữa hố, lấp đất đến qua cổ rễ và nén chặt. Trồng xong cần tưới nước đẫm nước ngay để tránh mất nước và rễ tiếp xúc với đất được tốt. Sau trồng cần phải cắm cọc cho Ba kích leo lên.

 
6, Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Ba Kích:
 
6.1 Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:
Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh... để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.
 
6.2 Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:
Trồng xong cần tưới ẩm cho cây khoảng 2 tuần đầu để cây bén rễ hồi xanh. Trong 2 năm đầu, mỗi năm chăm sóc 2 - 3 lần và từ năm thứ 3 mỗi năm 1 – 2 lần. Nội dung chăm sóc là cuốc xới đất quanh khóm cây, nhặt cỏ dại và diệt bỏ những cây chèn ép.
 
6.3 Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Ba Kích:
Năm thứ 2 bón bổ sung khoảng 3kg phân chuồng hoai hoặc 0,3kg NPK cho mỗi gốc. Chú ý điều chỉnh độ che tán 30-50%

 
7, Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Ba Kích:
Cây Ba Kích ít khi bị bệnh. Tuy nhiên có thể xuất hiện một số bệnh như lở cổ rễ, vàng lá trong điều kiện thâm canh cao. Thường sử dụng thuốc Boocđô nồng độ 0,5% hoặc kết hợp với Benlat 0,1% để phun vào gốc và lá để phòng và trị. Rắc vôi bột xung quanh luống để chống kiến, dế.

 
8, Thu Hoạch và Bảo Quản:
- Sau khi trồng khoảng 3-5 năm, có thể đào để lấy củ vào các tháng mùa đông là tốt nhất. Chú ý khi thu hoạch cần kết hợp lấy dây thân làm hom giống. Dùng cuốc lấp kín đất vào gốc cây vừa khai thác để mọc thành bụi mới. 

- Củ thu hoạch về cần phân làm 3 loại. 
Loại A: đường kính củ từ 1,2 cm trở lên; 
Loại B: đường kính củ từ 0,8 - 1,1 cm trở lên; 
Loại C: đường kính củ nhỏ hơn 0,8 cm. - Sau khi thu hoạch, rửa sạch đất, tước bỏ phần lõi cứng của củ rồi đem phơi khô để cất giữ lâu dài.
Kĩ thuật trồng xoài đài loan

Kĩ thuật trồng xoài đài loan

Hướng dẫn kĩ thuật trồng xoài Đài Loan

1. Đặc điểm cây xoài Đài Loan

Xoài Đài Loan ra quả ngay sau năm 1-2 năm t, Xoài ra hoa ít nhưng tỉ lệ thụ phấn cao dạt tới 80%. Trái xoài Đài Loan khá to trọng lượng trung bình đạt 1,0 – 1,5kg . Đặc biệt trái có cùi dầy, thịt quả đanh chắc, hạt mỏng, ăn ngọt đậm, có thể ăn xanh tuy cũng ngọt nhưng tốt hơn là dùng khi chín. Hơn hết xoài Đài Loan có sức sinh trưởng vượt trội so với các giống xoài khác.

2. Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Xoài Đài Loan

Xoài đài loan là cây tương đối dễ tính, thích nghi tốt với các loại đất và khí hậu từ Nam ra Bắc. Trong thời kỳ đầu của sự phát triển nếu chúng ta tạo được điều kiện thuận lợi như: Trồng trên đất tơi mục, làm đất cao, đảm bảo đủ ẩm, nhưng thoát nước, vào mùa có nhiệt độ cao thì cây xoài vẫn sinh trưởng và phát triển tốt hơn.

a) Đào hố trồng cây xoài

Đào hố có đường kính 80cm, sâu 50 – 60cm. Khoảng cách các hố tuỳ theo giống, điều kiện đất đai, độ dốc của quả đồi có thể bố trí mật độ thưa hay mau : 5x6m, 7x7m hoặc 8x8m.

b) Bón phân lót cho cây xoài

Bòn lót phân chuồng hoai mục từ  20 – 30 kg phân / hố trồng. Đất đồi chua bón thêm 0,5 – 1,0 kg lân và 0,5 – 1,0 kg vôi bột cho một hố. Khi cây phát triển tốt thì bón thúc NPK theo tỷ lệ 10:10:20, bón tăng dần theo hàng năm. Mỗi năm có 2 lần bón phân đáng chú ý là trước khi xoài ra hoa và sau khi thu hoạch quả. Nếu gặp năm sai quả thì có 1 lần bón thúc cho quả.
xoai-dai-loan

Phòng trừ sâu bệnh cho cây xoài đài loan

– Rầy xanh: Phòng trị bằng cách dùng bẫy đèn khi rầy chưa đẻ trứng, hoặc phun nước xà phòng 5g/l vào lúc cây ra hoa cách 2 – 4 ngày/lần. Tránh dùng nồng độ cao để không ảnh hưởng đến hoa. Hoặc có thể dùng Bsssa, Mipcin, Applaud, Azodrin, Trebon, Sevin nồng độ 0,15 – 0,20% để phun 2 – 3 lần, cách 5 – 7 ngày/lần.
– Rệp sáp, rệp dính Rệp sáp, rệp dính: Rệp chích hút nhựa ở lộc non, các nhánh và cuống quả xoài. Đây cũng là hai loại rệp sáp chích hút trên cam quýt. Dùng Supracid 0,1%, Dimecron, Bi58, Hostathion với nồng độ 0,2% hoặc Polysulfua canxi 0,50bômê để phun.
– Sâu đục thân, đục cành: Phòng trừ, tránh tạo vết thương cơ giới trên cây .Dùng bẫy đèn để diệt sâu trưởng thành; Tiêm vào lỗ đục các loại thuốc có tính xông hơi mạnh như Methyl parathion, Thiodan, Diazinon,… và bịt các lỗ đục bằng đất sét để diệt sâu non. Cần phát hiện các cành non bị sâu đục và đẻ trứng, cắt bỏ các cành này đem đốt để diệt sâu non ở bên trong.
– Ruồi đục quả: Ruồi cái đục vỏ quả đã già, đẻ trứng dưới lớp vỏ. Trứng nở thành sâu non, sâu non ăn thịt quả, gây thối và rụng quả. Phòng trừ bằng cách không để quả chín trên cây; Phun Azodrin 0,1%, Bassa 0,25%, Bi58 0,1% hoặc dùng bả dẫn dụ ruồi như dứa, cam, quýt, chuối chín hay chất Methyleugienol trộn với thuốc sát trùng không có mùi hôi (Furadon, Azodrin, Malattion…) làm bẫy để diệt; Cũng có thể dùng phương pháp bao quả bằng bao gấy cũng ngừa được sự chích hại của ruồi vàng.

Thu hoạch và bảo quản xoài Đài Loan

– Tuỳ theo mục đích sử dụng để hái, nếu dùng tại chỗ thì để chín vàng trên cây, quả lúc này đạt chất lượng cao; Nếu phải mang đi xa hoặc xuất khẩu thì phải hái sớm hơn khi quả đã già (vai quả vượt xa đầu núm, quả phồng lên, chiều dày tăng). Nên hái quả vào ngày nắng ráo. Cắt quả vào lúc trời râm mát, nếu hái vào ngày mưa khả năng bảo quản và vận chuyển sẽ kém.
– Quả hái về cho vào phòng chứa một ngày đêm để quả tiếp tục hô hấp “ra mồ hôi”, sau đó dùng khăn ướt lau sạch và phân loại. Nếu phải chở đi xa thì cho vào sọt tre hoặc hòm cactông hay hòm gỗ xếp thành từng lớp, tối đa không quá 5 lớp, ở đáy sọt (hay hòm gỗ) lót một lớp rơm hay giấy xốp, giữa các lớp xoài lót thêm lớp giấy mỏng, từng quả cần được bọc thêm lớp gấy mỏng.
– Trong quá trình bảo quản và vận chuyển dễ bị bệnh thán thư và thối cuống quả làm cho quả bị thối. Để ngăn ngừa dùng nước nóng 52 độ C trong 15 phút sau đó ngâm thêm 3 phút trong dung dịch 2 – 4% NaB4O7 rồi vớt. Cũng có thể dùng xe lạnh giữ ở nhiệt độ 5,5 – 11 độ C, độ ẩm không khí 85 – 90% thì có thể bảo quản được 4 – 8 tuần. Sau đó lấy ra, để ở điều kiện nhiệt độ bình thường trong phòng để thúc cho quả chín. Làm như vậy quả giữ được màu sắc và phẩm chất tươi ngon.
trai xoai dai loan

Kĩ thuật trồng cây Quýt

Để mua cây giống quít đường vui lòng gọi số 0987 884 946 hoặc 0979 589 557


Kĩ thuật trồng cây Quýt
Kĩ thuật trồng cây Quýt
Kĩ thuật trồng cây Quýt
Kĩ thuật trồng cây Quýt


Chuẩn bị cây giống: Hiện nay, quýt hồng chủ yếu được trồng bằng nhánh chiết từ cây giống ở địa phương. Nhánh chiết phải chọn từ cây mẹ 5 năm tuổi trở lên, sạch bệnh, cây khỏe, sai trái, trái to và đặc biệt trái phải mang đầy đủ các đặc trưng của giống.

I. KỸ THUẬT TRỒNG:


1/ Đất trồng và chuẩn bị liếp trồng: 
Để thực hiện quy trình VietGAP cần vẽ bản đồ đất cho từng khu vực của 4 xã theo quy hoạch của huyện Lai Vung (Đồng Tháp). Đất trồng: Đất có thành phần cơ giới nhẹ hoặc trung bình, tơi xốp, thông thoáng, thoát nước tốt, pH khoảng 5,5-7,0, hàm lượng hữu cơ >3%. Đào mương lên liếp: nhằm mục đích nâng cao tầng canh tác và giúp cây không bị ngập úng trong mùa mưa. Mương tưới và tiêu nước có chiều rộng từ 1-2m, chiều ngang liếp từ 5-8m. Vườn phải có đê bao chống lũ triệt để.

2/ Chuẩn bị cây giống: 
Hiện nay, quýt hồng chủ yếu được trồng bằng nhánh chiết từ cây giống ở địa phương. Nhánh chiết phải chọn từ cây mẹ 5 năm tuổi trở lên, sạch bệnh, cây khỏe, sai trái, trái to và đặc biệt trái phải mang đầy đủ các đặc trưng của giống.

Nông dân trồng quýt hồng ở Lai Vung – Đồng Tháp

3/ Đặt cây con: 
Chuẩn bị mô, dùng đất mặt ruộng hay đất bãi bồi ven sông phơi khô. Mô có chiều cao 40 – 60 cm, đường kính 60 – 80 cm, đào hố giữa mô, trộn đều đất với 5-10 kg phân chuồng, 1 kg phân Super lân và 0,5 kg vôi cho vào hố trước khi đặt cây con.

Để mua cây giống quít đường vui lòng gọi số 0987 884 946 hoặc 0979 589 557

Cách đặt cây con: Đặt cây xuống giữa mô, sao cho mặt bầu ngang bằng mặt mô, ém đất xung quanh gốc, cắm cọc giữ cho cây không bị gió làm lung lay và tưới đủ nước. Đánh dấu/ký hiệu cho từng cây và vẽ sơ đồ vườn trồng. Cây con sau khi trồng cần được chăm sóc kỹ, nhằm đảm bảo mật số và độ đồng đều giữa các cây. Thông thường có thể trồng với khoảng cách 3 x 4m hoặc 4 x 4m, tương đương với mật độ từ 600 – 700 cây/ha.

II. CHĂM SÓC:

1/ Vét mương bồi liếp: Có thể vét bùn kết hợp với việc tạo khô hạn để xử lý ra hoa. Vét bùn vào tháng 2-3 dương lịch, lớp bùn dày khoảng 2 cm là tốt nhất. Chú ý: Không được bồi bùn lấp kín mặt gốc cây quýt hồng vì bộ rễ cây vẫn cần không khí để hô hấp trong thời gian xử lý ra hoa.

2/ Trồng cây chắn gió và che mát: Xây dựng hàng cây chắn gió là yêu cầu cấp thiết đối với vườn Quýt hồng, nhằm ngăn chặn sự di chuyển của sâu bệnh theo gió xâm nhập vào vườn, tạo tiểu khí hậu thích hợp trong vườn, hạn chế thiệt hại do gió bão. Các loại cây sử dụng làm cây chắn gió là: dâm bụt, tràm...

3/ Giữ ẩm: Bằng cỏ, rơm rạ và cách gốc khoảng 20 cm nhằm giữ ẩm trong mùa nắng, hạn chế cỏ dại phát triển, đồng thời khi rơm rạ bị phân hủy sẽ là nguồn dinh dưỡng cung cấp cho cây. Trong thời kỳ kiến thiết cơ bản nên trồng hoa màu để hạn chế đất bị xói mòn, tăng thu nhập. Trong thời kỳ khai thác thì xu hướng hiện nay là quản lý cỏ dại trong vườn chứ không làm sạch cỏ nhằm giữ ẩm cho đất trong mùa nắng và chống xói mòn trong mùa mưa.

4/ Quản lý nước: Chất lượng nước tưới phải đáp ứng các chỉ tiêu 15,16 của phụ lục 4. Mùa nắng nên tưới nước thường xuyên cho cây, nếu thiếu nước sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây, đồng thời phải tạo rảnh thoát nước kịp thời trong mùa mưa để tránh ngập úng. Nên giữ ổn định mực nước luôn cách mặt liếp từ 60 - 80cm.

Để mua cây giống quít đường vui lòng gọi số 0987 884 946 hoặc 0979 589 557

5/ Quản lý phân bón: Phải đáp ứng các chỉ tiêu 10,11, 12, 13, 14 của phụ lục 4. Nếu nhà vườn tự ủ phân chuồng thì cần xây dựng và đặt bể ủ phân đảm bảo cách ly, không gây ô nhiễm cho vườn trồng và nguồn nước tưới. Không để phân hoá học và phân chuồng tiếp xúc hay dính vào quả trong quá trình bón phân.

6/ Các thời kỳ bón phân: Thời kỳ kiến thiết cơ bản: (cây 1-3 năm tuổi), phân bón được chia làm nhiều đợt (4-6 đợt) để bón cho cây. Sau khi trồng nên dùng phân urê hoặc phân DAP với liều lượng 40g hoà tan trong 10 lít nước để tưới cho cây (2 tháng/lần). Khi cây trên 1 năm tuổi cần bón phân gốc để giúp cây phát triển mạnh. Hàng năm bón phân hữu cơ từ 5 – 10 kg/cây.

7/ Cách bón phân: Cuốc rãnh xung quanh gốc theo hình chiếu tán cây, rãnh sâu 10-15cm, rộng 10-20cm cho phân vào, lấp đất và tưới nước. Phân bón lá nên phun 4-5 lần/vụ quả ở giai đoạn sau khi đậu trái và giai đoạn trái bắt đầu phát triển nhanh, mỗi lần cách nhau 15-20 ngày.

III. QUẢN LÝ SÂU BỆNH:

Giai đoạn từ khi ra hoa đến đậu trái (khoảng 30 ngày) cần quản lý các đối tượng sâu và bệnh hại như: rầy chổng cánh, sâu vẽ bùa, bọ trĩ, rầy mềm…Áp dụng phương pháp tổng hợp IPM, nếu mật số côn trùng cao sử dụng dầu khoáng DS 98.8 EC, SK 99, Abatimec hoặc một số thuốc hóa học Selecron 50 ND, Regent 800 WG, Confidor 100 SC, Actara 25 WG.
Để mua cây giống quít đường vui lòng gọi số 0987 884 946 hoặc 0979 589 557

Kỹ thuật trồng cây chanh leo

Để liên hệ mua cây giống chanh leo vui lòng gọi số 0987 884 946 Ks Thủy hoặc 0979 589 557- Ms Thanh Hoa
Kỹ thuật trồng cây chanh leo
Kỹ thuật trồng cây chanh leo
Kỹ thuật trồng cây chanh leo
Kỹ thuật trồng cây chanh leo
Kỹ thuật trồng cây chanh leo


Cây chanh leo ( cây chanh dây ) còn được gọi là cây lạc tiên, cây mác mác... sinh trưởng khoẻ, tỉ lệ phân cành nhiều, nhanh, nếu cắt tỉa thường xuyên, đúng kỹ thuật thì cây ra nhiều hoa

Mô tả về cây giống

Để liên hệ mua cây giống chanh leo vui lòng gọi số 0987 884 946 Ks Thủy hoặc 0979 589 557- Ms Thanh Hoa

Dây đa niên, nửa gỗ, dài đến 15 m. Thân tròn cạnh, xanh, mang tua dài và lá ở mỗi đốt. Lá mọc xen, mang lá kèm ở mỗi đốt. Cuống lá dài 2-5 cm, mang phiến lá có 3 thùy dài, kích thước lá 10-15 x 12-25 cm, bìa phiến có răng cưa nhỏ, tròn đầu.

Hoa đơn độc, mọc từ nách lá, đẹp, thơm, đường kính 7,5-10 cm với cuống dài 2-5 cm. 5 cánh hoa + 5 đài hoa trắng mọc xen nhau, bên trên là 2 lớp tràng (corona) với các sợi trắng (dài 2-3 cm), ửng tím ở gốc rất đẹp. Mỗi hoa mang 5 nhị đực với 5 chỉ dính nhau thành ống ở đáy và tách rời ở phần mang bao phấn.

Trái hình cầu đến bầu dục, kích thước 4-12 x 4-7 cm, màu tím sậm , tự rụng khi chín. Ngoại quả bì (vỏ trái) mõng, cứng; trung quả bì màu xanh; nội quả bì màu trắng. Trái mang rất nhiều hột có cơm mềm, phần cơm (hột) chứa nhiều acid được thu hoạch.

Cây chanh dây (cây lạc tiên, cây mác mác...) sinh trưởng khoẻ, tỉ lệ phân cành nhiều, nhanh, nếu cắt tỉa thường xuyên, đúng kỹ thuật thì cây ra nhiều hoa.

Yêu cầu sinh thái: Chanh Dây đòi hỏi khí hậu ấm và ẩm, lượng mưa trung bình từ 1.500 mm trở lên, phân bố đều, đặc biệt trong thời kỳ ra hoa ít bị mưa bão. Nhiệt độ thích hợp từ 16 – 30 độ C, không có sương muối. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, thoát nước tốt, tầng canh tác sâu >50 cm, độ mùn trên 1% và pH 5,5-6 rất thích hợp cho các loại đất: Đất đỏ 3 zan, đất feralit, cát cổ.

Chế độ chăm sóc:

Chanh dây ra hoa ở các mắt đầu cành thứ cấp, nên ngoài chế độ chăm sóc thường xuyên như làm cỏ, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh, cần bón thêm phân, nhất là đạm, kali cho cây sau mỗi đợt thu hái và tỉa cắt, nhằm tạo điều kiện cho cây nhanh chóng hồi phục và bù đắp dinh dưỡng đảm bảo cho một đợt ra cành và hoa mới.

Có thể trồng với khoảng cách trồng 3 x 3m (mật độ 1.000-1.100 cây/ha). Hàng năm bón thúc cho cây 3-4 lần vào các giai đoạn: Khi cây lên giàn, chuẩn bị ra hoa và thời kỳ nuôi quả lớn. Giàn làm theo kiểu giàn mướp hoặc kiểu chữ T cao 1,8-2m với các trụ gỗ hoặc bê tông, bên trên căng lưới thép hoặc dây cước lọai 2mm với khoảng cách ô vuông 40 x 40cm cho cây leo. Khi cây đã lên giàn cần tạo hình, tỉa cành thường xuyên, đặc biệt là tỉa bớt lá vào thời kỳ mùa mưa vừa để hạn chế nấm bệnh phát triển gây hại đồng thời nhằm ức chế sinh trưởng, giúp cho cây ra nhiều nụ, đậu nhiều trái.

Cách cắt tỉa:
Việc cắt tỉa được tiến hành thường xuyên. Cắt hết tất cả các cành cấp 2, cấp 3 trên mặt giàn chỉ để lại thân và các cành từ mặt đất tới giàn. Đến tháng Giêng cây sẽ ra chồi mới, phân cành cấp 2, 3 và các cành quả. Tháng 4-5 sẽ bắt đầu ra hoa cho một vụ quả mới. Nếu chanh dây không được đốn tỉa hoàn toàn vào cuối năm, sang năm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triển, đặc biệt làm hạn chế đến năng suất.

Cách làm giàn:

Kỹ thuật làm giàn có ảnh hưởng lớn đến việc ra hoa và đậu trái của cây chanh dây TN No.1. Thực tế nhiều nơi do chưa có kinh nghiệm làm giàn hoặc chỉ kết hợp làm giàn che bóng mát nên chanh dây ra ít hoa hoặc không ra hoa do các cành quả đan xen nhau cạnh tranh về ánh sáng. Vì cây chanh dây chỉ ra hoa ở các mặt đầu cành thứ cấp nằm ngoài mặt tán. Muốn có nhiều cành thứ cấp cần làm giàn theo kiểu chữ T để các cành quả này rũ xuống hai bên giàn.

Để liên hệ mua cây giống chanh leo vui lòng gọi số 0987 884 946 Ks Thủy hoặc 0979 589 557- Ms Thanh Hoa

Chăm sóc:

Đối với các giàn chanh dây đang tươi tốt mà không ra hoa thì cắt tỉa cho cây.

Để chanh dây đậu quả nhiều: Chanh dây ra hoa liên tục trong khoảng 5-6 tháng (từ tháng 4-5 đến tháng 10-11, tuỳ từng vùng). Những đợt hoa đầu và cuối có tỉ lệ đậu trái thấp. Nếu có điều kiện nên nuôi ong mật hoặc thụ phấn bổ sung như thụ phấn bổ sung cho bầu bí.

Làm giàn che bóng mát nên chanh dây ra ít hoa hoặc không ra hoa do các cành quả đan chen nhau cạnh tranh về ánh sáng. Vì cây chanh dây chỉ ra hoa ở các mặt đầu cành thứ cấp nằm ngoài mặt tán. Muốn có nhiều cành thứ cấp cần làm giàn theo kiểu chữ T để các cành quả này rũ xuống hai bên giàn.
Để liên hệ mua cây giống chanh leo vui lòng gọi số 0987 884 946 Ks Thủy hoặc 0979 589 557- Ms Thanh Hoa

Kỹ thuật trồng cây mãng cầu xiêm

Để liên hệ mua cây giống mãng cầu xiêm vui lòng liên hệ 0987 884 946 - Ks Thủy hoặc số 0979 589 557 Ms Hoa

Kỹ thuật trồng cây mãng cầu xiêm
Kỹ thuật trồng cây mãng cầu xiêm
Kỹ thuật trồng cây mãng cầu xiêm


Cây mãng cầu xiêm chủ yếu được trồng ở Nam Bộ và rãi rác ở Nam Trung Bộ. Mãng cầu xiêm là thực phẩm qúi nhờ giàu chất khoáng: lân, canxi và rất nhiều Vitamin B 1, B2,P,C có vị chua ngọt rất ngon khi làm nước sinh tố rất thích hợp cho người Phương Tây nhưng không thích hợp với khẩu vị người Á Ðông. Hiện nay ở Việt Nam đã đóng hộp được nước quả mãng cầu xiêm

Trái mãng cầu xiêm lớn hơn mãng cầu ta rất nhiều, nặng trung bình từ 1-2 kg có khi lớn hơn nữa, vỏ ngoài nhẵn chỉ phân biệt múi nọ với múi kia nhờ mỗi múi có một cái gai cong, mềm vì vậy còn có tên là mãng cầu gai.

Nguồn gốc từ châu Mỹ Latinh, được trồng ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới không có sương.

Để liên hệ mua cây giống mãng cầu xiêm vui lòng liên hệ 0987 884 946 - Ks Thủy hoặc số 0979 589 557 Ms Hoa

I. Ðặc điểm sinh thái

Lượng mưa thích hợp cho mãng cầu xiêm là 1.800 mm, chịu hạn và lạnh kém hơn mãng cầu ta. Ðộ pH thích hợp từ 5,0-6,5. Ở vùng đất mặn hoặc nhiễm mặn có độ pH thấp và chịu ảnh hưởng của thủy triều người ta trồng mãng cầu ghép trên gốc bình bát, các nơi khác người ta trồng mãng cầu xiêm bằng hạt.

II. Giống và đặc điểm thực vật


Mãng cầu xiêm thuộc loại cây tiểu mộc cao 6-8 m, tán lá xanh quanh năm, hoa ở thân hay các nhánh già, hoa lớn. Hiện nay, ở Nam bộ có hai thứ mãng cầu: mãng cầu xiêm ngọt và chua. Thứ ngọt lá và quả thường nhỏ hơn thứ chua, giá cao hơn. Nhưng thứ chua có năng suất cao, dễ bán và làm mứt hay kẹo dễ hơn.

III. Kỹ thuật trồng

1. Nhân giống

Ðối với mãng cầu xiêm khi trồng tùy theo điều kiện đất đai cụ thể từng nơi mà chúng ta có thể ghép hoặc trồng bằng hạt. Nếu đất nhiễm mặn hoặc phèn mặn ngập nước theo thủy triều thì trồng mãng cầu ghép trên gốc bình bát. Các vùng khác thì trồng bằng hột hoặc chiết (sau 2-3 năm sẽ cho trái).

2. Khoảng cách trồng

Nên trồng khoảng cách 3 x3 m, một số nơi trồng 2,5 x2,5 m

3. Phân bón

Cần bón cân đối NPK nên chọn các loại phân 10-10-10 với loại phân trên năm 1 bón 100g, năm thứ 2 bón 400 g, năm thứ 3 bón 800g, năm thứ 4 bó 1,2 kg/cây. Khi cây lớn bon gia giảm từ 2-3 kg/cây/năm. Nếu đất xấu hoặc trên đất cát nên bổ sung thêm 10-20 kg phân chuồng /cây/năm. Chia làm 2-3 lần bón, sau thu hoạch (cuối mưa) và khi cây nuôi quả (đầu + cuối mùa mưa).
Để liên hệ mua cây giống mãng cầu xiêm vui lòng liên hệ 0987 884 946 - Ks Thủy hoặc số 0979 589 557 Ms Hoa


4. Thụ phấn bổ sung cho mãng cầu xiêm

Nhìn chung hoa mãng cầu có nhụy cái trưởng thành trước nên đòi hỏi thụ phấn chéo, hoa không có mùi thơm nên hấp dẫn ít côn trùng, cánh hoa dày và khi nở hé ra ít, hoa lại mọc chúc xuống . Thường côn trùng thụ phấn không đủ nên cần thụ phấn bổ sung bằng tay để tăng sự đậu quả. sự thụ phấn thiếu sẽ làm quả méo mó không nở phồng về các phía,hoa thiếu thụ phấn sẽ đen rồi rụng. Khi thụ phấn bổ sung bằng tay, hột phấn thường lấy ở những hoa bìa tán cây hay ở các cành nhỏ vì chúng ít có cơ hội phát triển thành quả lớn ,các cành nhỏ yếu không mang nổi quả tới khi thu hoạch. Lấy hoa có cánh đã hé, phần nhị đực có màu kem là tốt, thu hoa vào buổi chiều, để hoa vào một cái hộp nhỏ đậy kín cho khỏi mất nước, sáng hôm sau dùng một que nhỏ đầu cuốn bông gòn chấm vào hột phấn có màu vàng nhạt, tay phải cầm que có chấm hột phấn, tay trái kẹp hoa muốn thụ vào kẽ ngón tay, đầu ngón cái banh cánh hoa rộng ra, quét hột phấn lên nướm nhụy cái lúc này có màu trắng và ướt dính, quét đều và nhẹ nhàng. Hoa cần thụ nên chọn hoa chọn mọc ở thân hoặc những cành to, có cánh đang hé nở ra. Quả phát triển từ hoa được thụ thường to và nở đều. Cây sẽ sai quả hơn. Tất nhiên một lần chỉ thụ được một số hoa, như vậy phải làm nhiều lần, cách nhau khoảng 4 ngày.

5. Sâu bệnh hại chính

Sâu gây hại phổ biến nhất vẫn là rệp sáp và các loại rầy miệng chích hút khác, làm giảm chất lượng, sản lượng. Trị bằng nhiều loại thốc như BI 58, Applaud Mipcin,…

Rệp và rầy ngoài việc chích hút nhựa làm hại trái, còn tạo điều kiện thuận lợi cho một số bệnh xâm nhập, nhất là bệnh thán thư gây những vết hoặc đen.

Cách đề phòng: trồng thưa, giữ vệ sinh trong vườn không để cành lá bị bệnh vương vãi kể cả các loại trái cây khác cũng bị thán thư phá hại như ổi, xoài. Xịt thuốc benlat C, Kasuran BTN, Aliette 80 BTN,…
Để liên hệ mua cây giống mãng cầu xiêm vui lòng liên hệ 0987 884 946 - Ks Thủy hoặc số 0979 589 557 Ms Hoa

Kĩ thuật trồng cây hồng xiêm

Để liên hệ mua cây giống hồng xiêm vui lòng gọi số 0987 884 946 hoặc  0979 589 557




Kĩ thuật trồng cây hồng xiêm
Kĩ thuật trồng cây hồng xiêm
Kĩ thuật trồng cây hồng xiêm
Kĩ thuật trồng cây hồng xiêm
1. Thời vụ trồng: Hồng xiêm có thể trồng quanh năm, tuy nhiên thuận lợi nhất là vào tháng 2-3 hoặc tháng 8-9.

2. Kỹ thuật trồng

*Đào hố trồng: Đào hố rộng 60cm, sâu 30-40cm. Đào hố trước khi trồng 30 ngày. Mật độ trồng(mật độ đào hố): 7x7m hoặc 8x8m.

*Bón phân lót: Bón 10-15kg phân chuồng hoai mục + 1-1,5 kg supe lân + 0,1-0,15kg Ure + 0,1kg Kali. Hoặc bón 2-2,5kg NPK cho mỗi hố. Phân bón lót trộn đều với đất bột, có thể thêm tro trấu, tro bếp. Bón phân lót trước khi trồng 20-30 ngày.

Lưu ý: Phân chuồng cần được ủ hoai mục từ 2-3 tháng.

*Cách trồng: Đặt cây vào giữa hố sao cho mặt bầu ngang mặt hố, lấp kín chủ động tưới ẩm cho cây đặc biệt trong 2-3 tháng đầu.
Để liên hệ mua cây giống hồng xiêm vui lòng gọi số 0987 884 946 hoặc  0979 589 557
3.Chăm sóc hồng xiêm

Chống gió bão cho cây: Rễ hồng xiêm ăn nông, nên hằng năm cần đắp thêm bùn ao vào gốc để tầng rễ phát triển dày và cây cứng cáp. Mùa mưa bão cần cố định các cành chính và thân chính, tỉa bớt cành dày và cành ngoài tán.


4.Bón phân cho hồng xiêm

*Nguyên tắc bón phân: Rễ cây hồng xiêm thường ăn nông, tập trung ở tầng đất mặt nên rễ thường phân bố cách gốc khoảng 1/2 tán cây. Vì vậy bón phân cho hồng xiêm không nên bón xa gốc và bón quá sâu.

*Kỹ thuật bón phân cho Hồng xiêm như sau:

+ Khi cây còn nhỏ tưới nước phân chuồng hoặc phân ngâm ủ pha loãng theo tỷ lệ tăng dần 1/15 – 1/10.

+ Ngoài ra có thể kết hợp với sử dụng chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái để phun bổ sung cho cây trong giai đoạn đầu với mục đích tăng cường khả năng sinh trưởng cho cây, tăng sức đề kháng cho cây, giúp cây chống chịu tốt với sâu bệnh, với điều kiện bất lợi của ngoại cảnh như: chống hạn, chống úng.. đồng thời giúp cây nhanh khép tán, nhanh bước vào thời kỳ kinh doanh(cho quả).

Cách sử dụng chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái(VST):

4.1 Bón phân cho cây Hồng Xiêm thời kỳ Kiến thiết cơ bản

ØBón phân hóa học cho hồng xiêm:

Lượng phân bón hóa học cho một cây/năm là: 100-150g urê + 100-150g DAP + 50-100g KCl. Lượng phân trên được chia thành 3-4 lần bón vào các tháng 2,6,10. Kết hợp với tưới nước cho cây.

Hoặc có thể dùng phân NPK 16-16-8 thay thế cho các loại phân đơn trên: mỗi cây bón 1,5-2kg NPK chia làm 3-4 lần bón trong năm.

Đào rãnh theo hình chiếu của tán cây bón phân và lấp kín rãnh.

Ø Sử dụng chế phẩm sinh học VST cho Hồng Xiêm

+Dùng chế phẩm VST để phun lên tán lá cây: sau khi trồng được 10-15 ngày dùng 100ml chế phẩm VST pha với 200-240 lít nước sạch phun lên tán lá của cây(dùng 5ml chế phẩm VST pha với 10-12 lít nước). Phun 4-6 lần liên tiếp, mỗi lần cách nhau 10-15 ngày. Sau khi trồng 3-4 tháng thì 25-30 ngày phun 1 lần.

Lưu ý: Khi phun chế phẩm VST chỉ nên phun lướt và phun đều 2 mặt lá của cây.

+Dùng chế phẩm VST để tưới gốc: có tác dụng cung cấp dinh dưỡng kịp thời cho cây để phát triển bộ rễ còn non yếu đồng thời cải tạo đất, làm cho đất tơi xốp hơn, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng cho cây. Dùng 100ml chế phẩm VST pha với 80-100 lít nước, mỗi gốc tưới 1-2 lít, cứ 1-1,5 tháng tưới 1 lần.
Để liên hệ mua cây giống hồng xiêm vui lòng gọi số 0987 884 946 hoặc  0979 589 557
4.2 Bón phân cho cây Hồng Xiêm thời kỳ Kinh doanh

Ø Bón phân hữu cơ: khi cây bước vào thời kỳ kinh doanh cho nhiều quả có thể sử dụng 40-80kg phân hữu cơ/cây/năm. Bón vào thời điểm sau khi thu hoạch hoặc vào đầu vụ

Ø Bón phân hóa học: Lượng phân bón được tăng dần qua các năm trong phạm vi lượng phân nêu dưới đây và tăng trong thời gian cây đến 10 tuổi, sau đó ổn định ở mức cao nhất. Lượng phân bón cho một cây 1 năm là : urê là 0,5-2 kg; DAP là 0,5-1,5 kg; KCl là 0,3-0,5 kg. Nếu bón phân NPK (16:16:8) thì dùng 1,5-4,5kg/cây/năm.

Lượng phân trên được chia thành 2-4 lần để bón vào các tháng 2,5,7,10.

Khi bón phân cuốc thành rãnh 1/2 vòng tròn hoặc đào từng hố nhỏ vòng quanh tán. Rải phân xong, lấp đất lại. Năm sau lại bón phân vào 1/2 tán bên kia.

Ø Sử dụng chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái cho cây Hồng Xiêm qua các thời kỳ:

+ Thời kỳ sau thu hoạch: Phun 1-2 lần, mỗi lần cách nhau 7-10 ngày

+ Thời kỳ trước khi ra hóa 30 ngày: Phun 1 lần

+ Thời kỳ đậu quả – quả nhỏ: Phun 1-2 lần, mỗi lần cách nhau 10-15 ngày

+ Thời kỳ nuôi quả(phát triển quả): 25-30 ngày phun 1 lần cho đến khi quả già-chín(cách thời điểm thu hoạch khoảng 25-30 ngày).

Liều lượng pha: 1ml chế phẩm sinh học VST + 2-3 lít nước, phun đều 2 mặt lá.

5. Phòng trừ sâu bệnh

Hồng xiêm được xem là cây ăn quả ít sâu bệnh, nhưng để bảo đảm cho cây sinh trưởng tốt, ra hoa đậu quả được nhiều cần chú ý các loại sâu bệnh sau:

– Rệp hại hồng xiêm: Phòng trừ, nếu ít thì dùng tay bắt giết, nếu nhiều có thể sử dụng Supraci (0,2%), Sherpa (0,2%) để phun.

– Ruồi hại quả : Thu nhặt quả bị hại trộn với vôi đem chôn. Dùng bẫy bả, dùng 1-2 giọt Methyleugenol (mêtiongiênol) + vài giọt Dipterex 5%, đĩa đặt bả đặt trên giá treo cách mặt đất khoảng 1 m trong tán cây nơi râm mát. Vườn 1 ha đặt 1-2 bả, bảy ngày thay bả một lần.

– Ngài hại lá, hại hoa: Xuất hiện và gây hại quanh năm, nhưng hoạt động mạnh vào lúc hồng xiêm có cành non. Phòng trừ: dùng Sherpa (0,2%), Polytrin (0,2%), Sumicidin (0,2%) phun vào trước lúc hoa nở.

– Bệnh đốm trên thân và cành lớn: Phòng trừ bằng cách dùng các loại thuốc gốc đồng (hỗn hợp Boocđô, oxit clorua đồng, Copper-zinc để phun hoặc có thể dùng vôi quét lên thân cây và các cành lớn để phòng ngừa.

– Bệnh đốm lá cây gây hại trên lá và quả, phòng trừ bằng cách phun Copper-zinc 0,3% chế phẩm hay Mancozeb 0,25% chế phẩm.
Để liên hệ mua cây giống hồng xiêm vui lòng gọi số 0987 884 946 hoặc  0979 589 557

Kĩ thuật trồng cây sầu riêng

Để liên hệ mua cây giống sầu riêng vui lòng gọi số 0987 884 946 hoặc 0979 589 557


Kĩ thuật trồng cây sầu riêng
Kĩ thuật trồng cây sầu riêng
Kĩ thuật trồng cây sầu riêng
Kĩ thuật trồng cây sầu riêng



I. Ðặc điểm chung:

+ Cây sầu riêng có thể sinh trưởng, phát triển trên nhiều loại đất nhưng tốt nhất là đất thịt, thoát nước tốt gần nguồn nước tưới.
+ Cây sầu riêng là loại cây ưa khí hậu nóng, độ ẩm không khí cao.
+ Lượng mưa 2000mm/năm và không mưa khi trái chín già.
+ Cây sầu riêng nở hoa vào ban đêm, thụ phấn nhờ dơi và bướm đêm.
+ Không nên trồng sầu riêng bằng hạt. Nên trồng sầu riêng bằng cây ghép mắt hoặc ghép cành.
+ Cần phải trồng ít nhất 3-4 giống trong một vườn để giúp cây thụ phấn đậu trái tốt, trong đó giống chủ lực chiếm 50% số cây trên vườn (cứ một hàng giống chủ lực thì trồng một hàng giống khác.


Để liên hệ mua cây giống sầu riêng vui lòng gọi số 0987 884 946 hoặc 0979 589 557

II. Các giống triển vọng:

* Sầu riêng hột lép Bén Tre:

Có nguồn gốc từ một cây hột lép tại huyện Chợ Lách (Bến Tre). Cây cho tán tròn đều, cho trái ổn định (hơn 100 trái/năm). Trái to (2,0-3,5 kg), cân đối, có tỷ lệ hột lép 73%, cơm vàng đều, không xơ, nhão và dính tay. Tỷ lệ cơm chiếm đến 29%, ngọt, béo và thơm. Giống hiện đang nhân rộng, khá phổ biến tại đồng bằng sông Cửu Long.

* Sầu riêng hột lép Tiền Giang:

Xuất phát từ xã Ngũ hiệp, Cai Lậy, Tiền Giang. Cây cho tán lớn đều, cho hơn 100 trái/cây/năm. Trái khá to (1,5-1,8 kg), cân đối. Cơm trái chiếm 30%, vàng đều, ngọt ,béo ,thơm. Tỷ lệ hột lép khoảng 60%. Ðang được nhân rộng tại đồng bằng sông Cửu Long.

* Sầu riêng hột lép Long Thành:

Nguồn gốc từ Long Thành, Ðồng Nai. Cây cho tán tròn đều, năng suất khá (80 trái/cây/năm) và ổn định. Trái khá to (1,5-2,0 kg), cân đối, tỷ lệ hột lép trung bình 50%. Cơm trái chiếm 27%, vàng , đều, không xơ, mịn ráo, chắc thịt, ngọt, béo và thơm hấp dẫn. Ðang được nhân giống từ năm 1997.

* Sầu riêng Thái lan (Mongthong):

Ðược du nhập từ Thái Lan khoảng hơn 10 năm, trồng khá phổ biến ở một số tỉnh Ðông Nam Bộ. Cây cho tán gọn, năng suất hiện khoảng 30-50 trái/cây/năm. Trái to (3-5 kg), cơm vàng, khá ráo, ngọt ,mềm và ít mùi thơm (thích hợp cho người không thích mùi thơm nặng của sầu riêng). Cây phát triển khá tốt ở Việt Nam nhưng khá dễ nhiễm các bệnh thán thư và mốc hồng

Để liên hệ mua cây giống sầu riêng vui lòng gọi số 0987 884 946 hoặc 0979 589 557

III. Kỹ thuật trồng:

+ Nên trồng thưa để vườn cây được thông thoáng, cây khỏe mạnh. Có thể trồng với mật độ 70-100 cây /ha, khoảng cách 10-12m/cây.
+ Tùy vùng đất mà công tác chuẩn bị đất có khác nhau, nhưng mà điều phải làm là đào hố tại vị trí trồng, hố có kích thước 0,6×0,6×0,6 m, bón lót 5-10 kg phân chuồng hoai và 200 kg phân hỗn hợp 16-16-8 hoặc 20-20-15.
+ Nên trồng xung quanh vườn sầu riêng loại cây khó đỗ ngã và chắc gỗ làm cây chắn gió cho vườn.
+ Ðặt cây vào hố trồng lấp đất ngang mặt bầu cây con, cắm cọc giữ cây khỏi đỗ ngã và tưới nước ngay sau khi trồng.
+ Sau khi trồng cần che bóng cho cây con, không nên che quá 50% ánh sáng.
+ Không nên dùng các loại cây như , dứa ,ca cao, dừa . làm cây trồng xen trong vườn sầu riêng vì các cây này cùng là ký chủ của nấm Phytopthora.

IV. Chăm sóc:
+ Tưới nước

Tưới nước trong giai đoạn cây con là điều cần thiết. Tưới nước để giảm tỷ lệ cây chết, giúp cây khỏe mạnh, nhanh cho trái; khi sầu riêng ra hoa cần tưới nước cách ngày để giúp hạt phấn mạnh khỏe đậu trái tốt; khi sầu riêng đang mang trái cần tưới nước đầy đủ để trái phát triển.

+ Bón phân cho sầu riêng:

Trong thời kỳ cây tơ (1-3 năm tuổi), nên chia lượng phân làm 6 lần để bón (mỗi lần cách nhau 2 tháng). Số lượng phân cụ thể như sau:
Năm đầu tiên: Bón theo tỉ lệ 2:2:1 (cho N:K) với 600 g phân hỗn hợp/cây 16-16-8, bón vùi vào đất cách gốc 20-30 cm.
Năm thứ 2 và 3: Bón theo tỉ lệ 2:1:1 hay 2:1,5:1 tùy theo đất. Cụ thể năm 2 bón 500 g 20-20-15 và 200 g Urê/cây. Năm 3 nên thêm 100 g 20-20-15 và 50 g Urê/mỗi gốc.
Năm cho trái: Bón theo tỉ lệ 4:2:1 gồm có 600 g phân 20-20-15 (có S)+0,5 kg Super Lân+0,5 kg Urê/mỗi gốc. Số lượng phân này được tăng dần 15-20% mỗi năm đến khi cây cho trái ổn định (10-12 năm tuổi). Lượng phân này chia làm 4 phần như sau:

– Sau thu hoạch trái: Bón1/2 lượng Urê+1/2 Super Lân+1/3 Lượng N-P-K ( vùi phân trong phạm vi tán).
– Từ 15-30 ngày trước khi ra hoa: Cũng bón lượng phân giống như trên.
– Vào 1 tháng sau khi đậu trái: Bón 1/6 lượng N-P-K.
– Vào 2 tháng sau khi đậu trái: Cũng bón1/6 lượng N-P-K như trên.
* Trên đất nghèo dinh dưỡng, nên bón thêm 20-30 kg/cây phân hữu cơ để tăng nguồn dinh dưỡng hco cây. Ðặc biệt, để tăng khả năng thụ phấn ở sầu riêng, nên phun các loại phân bón lá giàu B, hoặc phun dung dịch chứa 0,05% Borax (hàn the) vào lúc cây ra nụ hoa để cây đưỡc đậu nhiều trái.

+ Xen canh che phủ đất:

Vì sầu riêng được trồng với khoảng cách rộng do đó cần trồng xen để tăng thu nhập khi sầu riêng còn nhỏ. Có thể trồng chuối để tạo bóng mát cho sầu riêng con, hoặc các loại hoa màu ngắn ngày.
Xung quang gốc nên giữ sạch cỏ để tránh tăng ẩm độ, trong mùa khô cần che đất chung quanh gốc nhưng tránh phủ kín phần gốc thân.

+ Tạo hình và cắt tỉa:
Nên tỉa bỏ những cành mọc sát mặt đất thấp hơn 1m chỉ chừa 3-4 cành phân bố tốt trên thân. Loại bỏ những cành nhỏ yếu mọc ra từ những cành lớn bên trong tán. Thường xuyên loại bỏ những cành sâu bệnh, khô chết và dập gãy.

+ Xử lý ra hoa trái sớm:
Có thể làm cho cây ra hoa, cho trái sớm hơn chính vụ bằng cách tạo khô hạn, bón lân cao và phun xịt Cultar (nồng độ 750-1500 ppm tùy theo giống). Vì Cultar là chất hạn chế sinh trưởng thân lá.

Để liên hệ mua cây giống sầu riêng vui lòng gọi số 0987 884 946 hoặc 0979 589 557

+ Phòng trừ sâu bệnh:
– Rầy phấn:
Là một loại côn trùng chích hút làm rụng lá non hàng loạt, trị bằng Supracide khi vừa xuất hiện hoặc phun thuốc khi cây ra đọt non để ngừa, thuốc được sử dụng theo nồng độ khuyến cáo trên bao bì.

– Sâu đục trái:

Sâu có màu trắng xám nhạt thường đục vào bên trong trái đùn phân và mạt ra ngoài.

Cách phòng trị:

Vệ sinh vườn, dọn sạch các dư thừa thực vật trong vườn. Phun các loại thuốc trừ sâu như Sevin, DDVP nồng độ 0,2% ở giai đoạn trái đang phát triển, phun định kỳ 10-15 ngày một lần.

– Ruồi đục trái:

Gây hại từ ấu trùng (giòi) ở các giai đoạn phát triển của trái, đặc biệt lúc trái gần chín. Giòi tạo vết thương màu nâu to chung quanh vùng bị tấn công (gần đáy trái) làm trái rụng trước khi chín.
Cách phòng trị:
Dùng chuối, cam ,khóm chín trộn với thuốc Furadan để dụ và diệt ruồi, nhặt cỏ trái rụng, vệ sinh vườn.
– Bệnh nút gốc, chảy nhựa:
Do nấm Phytophthora palmivora gây ra, thường xảy ra vào giữa và cuối mùa mưa , nhất là lúc có thời tiết lạnh. Bệnh thường gây hại từ mặt đất lên đến chiều cao khoảng 1 m. Ðầu tiên phần gốc thân có các vết màu sậm, nhựa ứa ra có màu nâu đỏ, nặng có thể lan ra giáp vòng thân và làm cây héo, chết cả cây

Cách phòng trị:
+ Thoát nước tốt cho vườn trong mùa mưa .
+ Bón phân cân đối giữa N-P-K, thêm phần chuồng hoai mục.
+ Vệ sinh vườn , tạo điều kiện thông thoáng cho vườn cây.
+ Những vườn thường xảy ra bệnh có thể phòng bệnh bằng cách dùng Copper-Zin 80WP liều lượng 3-5%o phết vào gốc cây 2 lần/năm vào đầu và cuối mùa mưa.
+ Khi cây bị bệnh, cạo sạch vết bệnh có thể phun hoặc phết vào gốc cây bị bệnh 15-20ngày/lần với các loại thuốc như: Curzat M8 72WP, Ridomil MZ50WP hoặc Aliette 80 WP. Liều lượng 10-20g/8 lít( hoặc 50/lít, phết vào gốc).

– Bệnh nấm hồng:

Do nấm Corticium salmonicolor gây ra. Nấm tạo những mảng màu hồng trên vỏ cành, đôi khi thấy có các gai màu hồng phát triển từ các vết nứt trên vỏ thân, cành. Cành bị nhiễm nặng sẽ khô và chết.
Cách phòng trị:
Cắt tỉa cành tạo cho cây được thông thoáng, cắt bỏ những cành bệnh. Phun Rovral 50WP nồng độ 0,1-0,2% hoặc Copper-B, Benomyl nồng độ 0,1-0,2 %.
Để liên hệ mua cây giống sầu riêng vui lòng gọi số 0987 884 946 hoặc 0979 589 557
Kĩ thuật trồng đu đủ thái lan

Kĩ thuật trồng đu đủ thái lan

Để liên hệ mua cây giống Đu Đủ Thái Lan Vui lòng gọi số 0987 884 946 - 0979 589 557


Kỹ thuật trồng và chăm cây đu đủ Thái Lan
Kỹ thuật trồng và chăm cây đu đủ Thái Lan
Kỹ thuật trồng và chăm cây đu đủ Thái Lan
Kỹ thuật trồng và chăm cây đu đủ Thái Lan

Đu đủ Thái Lan là một loại giống đu đủ mới du nhập vào nước ta và được các hộ nông dân ở các tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đưa vào trồng. Giống đu đủ này có hiệu quả kinh tế cao ra trái quanh năm, trái to cân nặng khoảng 2kg, thịt cứng và ngọt bảo quản trái được lâu nên người tiêu dùng ưa chuộng. Nhận thấy cây đu đủ Thái Lan thích hợp với khí hậu thổ nhưỡng tại tỉnh Bình Phước nên đầu năm 2012 anh Vị đã đầu tư trồng 10ha. Giống đu đủ Thái Lan có tuổi thọ khai thác trên 4 năm. Từ khi trồng đến khi ra trái chỉ trong vòng 3 tháng. Trồng 1 cây nếu chăm sóc tốt mỗi năm cho khoảng 3 tạ trái, với mức giá luôn ổn định từ 8.000 – 10.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí mỗi năm một cây đu đủ cho lợi nhuận trên 2 triệu đồng. Với gần 7.500 cây đu đủ, trong năm 2012 vừa qua anh thu về hàng trăm triệu đồng.

Để liên hệ mua cây giống Đu Đủ Thái Lan Vui lòng gọi số 0987 884 946 - 0979 589 557

Kỹ thuật trồng và chăm cây đu đủ Thái Lan

Hố trồng có kích thước chiều dài, chiều rộng và chiều sâu là 60x60x30cm. Khoảng cách trồng: Hàng cách hàng 4m, cây cách cây 3m. Sau khi đào hố, tiến hành bón lót. Mỗi hố bón 10-15kg phân chuồng; 0,5kg lân; 0,2kg kali và 0,5kg vôi bột. Trộn đều tất cả phân với đất mặt rồi lấp đầy hố trồng.

Khi cây cao 20-30cm (1,5 – 2 tháng tuổi) phải vun gốc bón thúc bằng phân tổng hợp NPK hay DAP, hay bón 100g urê + 300g super lân + 50g kali quanh gốc sau đó tưới nước cho phân tan để cây hút được chất dinh dưỡng. Thường cứ 30-40 ngày làm cỏ, tỉa hoa, tỉa trái, cành lá một lần. Khi cây ra trái và hoa nhiều, cần thường xuyên tỉa bớt trái hư, hoa xấu, bỏ bớt những chùm trái quá dày.

Cắm cọc chống gió: Thông thường đu đủ đều trồng thẳng, khi gặp gió lớn phải cắm cọc chống gió, dùng 3 cây cọc cắm chéo hoặc 1 cây cọc cắm thẳng và cột chắc cây đu đủ vào cọc. Vào thời kỳ cây đậu trái nhiều mà gặp gió lớn có thể chặt bớt một số lá già gần gốc, để giảm bớt sức cản gió, chống đổ ngã hoặc gãy.
Để liên hệ mua cây giống Đu Đủ Thái Lan Vui lòng gọi số 0987 884 946 - 0979 589 557
Tỉa cành và hái trái: Sau khi xuống giống, nếu trên thân chính mọc ra nhánh con phải ngắt bỏ sớm. Vào thời kỳ đậu trái phải hái bỏ kịp thời những trái bị méo, bị sâu bệnh, những lá già héo chết phải ngắt bỏ luôn cuống lá.

Tưới nước: Đu đủ là loại cây cần nhiều nước nhưng rất sợ úng. Do đó cần cung cấp đầy đủ nước cho cây vào mùa nắng và thoát nước tốt cho cây vào mùa mưa.

Làm cỏ: Cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng và nơi trú ẩn của sâu bệnh. Cần làm thường xuyên quanh gốc.

Cách bón phân và phòng trừ bệnh cho cây

Đu đủ có trái quanh năm, vì vậy cần phải bón phân để cung cấp dinh dưỡng cho cây nuôi hoa, trái. Ngoài việc bón lót trước khi trồng, cần bón thúc các loại phân hữu cơ, đạm, lân, kali trong đó chú ý đến lân, kali. Lượng phân bón cho 1 cây như sau:

Năm thứ 1: phân chuồng 10-15kg + 0,3-0,5kg urê + 0,5-1kg lân super + 0,2-0,3kg kali sulfat.

Năm thứ 2: Phân chuồng 15-20kg + 0,3-0,4kg urê + 1-1,5kg lân super + 0,3-0,4kg kali sulfat… Lưu ý, khi bón phân cần xăm đất, rải phân kết hợp với vun gốc lấp phân cho cây. Cũng có thể chia lượng phân ra bón nhiều lần. Các đợt bón kết hợp với làm cỏ vun gốc cho cây. Bón thúc 3 lần trong năm đầu. Lần 1 sau trồng 4 – 6 tuần; lần 2 khi cây ra hoa kết trái; lần 3 khi trái lớn. Trong quá trình sinh trưởng, đu đủ có thể bị một số bệnh như sau: – Bệnh phấn trắng: Phòng trị bằng cách phun Anvil 0,2%, Rovzal 0,2%.

Bệnh cháy lá: gây cháy lá và làm cho lá biến màu, khô rụng. Phun Kitazin 0,2% có thể hỗn hợp với vôi.
Để liên hệ mua cây giống Đu Đủ Thái Lan Vui lòng gọi số 0987 884 946 - 0979 589 557
Bệnh thối cổ rễ: Hay xảy ra ở nơi ẩm ướt, nơi đất có mực nước ngầm cao thường bị ngập úng. Những nơi này trồng đu đủ phải lên liếp cao và chú ý đắp gốc.

Rệp sáp: Làm hại lá và trái non, những cây bị bệnh này dùng Bi 58 tỷ lệ 0,1-0,2% phun cho cây bệnh.

Theo anh Nguyễn Viết Vị, để phòng tránh bệnh và khắc phục các tác hại trên, nên thực hiện tốt luân canh cây trồng, chọn giống kháng bệnh, bón cân đối NPK để cây khỏe, chống chịu bệnh tốt. Phát hiện sớm bệnh để phun thuốc. Giống đu đủ này phù hợp với những vùng đất dốc lại tương đối dễ trồng. Trung bình 1 cây đu đủ một năm phải đầu tư trên 1 triệu đồng bao gồm: tiền giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và công chăm sóc. Đặc biệt, tùy theo thời tiết để điều tiết lượng nước cho phù hợp.
Để liên hệ mua cây giống Đu Đủ Thái Lan Vui lòng gọi số 0987 884 946 - 0979 589 557
Kĩ thuật trồng cây Đu Đủ Đài Loan

Kĩ thuật trồng cây Đu Đủ Đài Loan

Liên hệ  mua cây giống đu đủ đài loan hồng phi gọi số điện thoại 0987 884 946 - 0979 589 557

Kĩ thuật trồng cây Đu Đủ Đài Loan
Kĩ thuật trồng cây Đu Đủ Đài Loan
Kĩ thuật trồng cây Đu Đủ Đài Loan
Kĩ thuật trồng cây Đu Đủ Đài Loan

Giống đu đủ Đài Loan được trồng phổ biến ở Việt Nam hiện nay, là giống lai F1 nhập của Đài Loan, cây sinh trưởng khoẻ, có khả năng chống chịu bệnh virus cao, cho năng suất quả 60-70kg/cây. Đu đủ Đài Loan cho thịt quả màu vàng cam, ngọt, thơm, mềm mà không nát, vỏ quả cứng dễ bảo quản và vận chuyển. Quả nặng trung bình 1,5kg, song có quả đạt 3kg.

Kỹ thuật gieo ươm cây giống

– Ngâm ủ hạt giống: Chọn hạt giống có tỷ lệ nảy mầm cao, ngâm hạt vào nước, loại bỏ các hạt lép lửng, chỉ lấy các hạt chắc mẩy chìm dưới nước. Ngâm hạt trong nước ấm 3 sôi 2 lạnh trong 5 giờ rồi tiến hành ủ hạt trong bao tải đay ẩm. Thời gian ủ 4-5 ngày, hàng ngày nhặt các hạt nứt nanh nảy mầm mang gieo.

– Làm bầu gieo cây giống: Dùng túi nilon kích thước 12x7cm (có đục lỗ thoát nước), lấy đất phù sa hay thịt nhẹ, làm đất nhỏ kỹ, trộn phân chuồng hoai mục với tỷ lệ 3 đất 1 phân cho vào đầy túi. Mỗi bầu túi gieo một hạt, ấn nhẹ hạt vào trong bầu và phủ ít đất mịn lên trên. Gieo hạt xong cần tưới ẩm. Xếp các bầu cây vào khay, để ở nơi có mái che nắng mưa cho cây, nếu có điều kiện gieo trong nhà lưới là tốt nhất.

Tưới hàng ngày cho cây đủ ẩm bằng bình bơm, khi cây có 2-4 lá thật thì 2 ngày tưới 1 lần, điều chỉnh giàn che để cây con có đủ ánh sáng, cây sinh trưởng mới tốt, cây mọc thẳng và cứng cáp. Làm sạch cỏ và phòng trừ sâu bệnh hại cho cây con. Khi cây có 4-5 lá thật, cao 15-20cm có thể xuất vườn. Đu đủ Đài Loan cho năng suất cao và chất lượng quả rất tốt, song là cây giống lai F1 nên hạt không dùng để gieo làm giống được.

Liên hệ  mua cây giống đu đủ đài loan hồng phi gọi số điện thoại 0987 884 946 - 0979 589 557

Kỹ thuật trồng

Có thể trồng đu đủ vụ xuân (tháng 3-4) hay vụ thu (tháng 9-10). Đu đủ sau trồng 2,5 tháng thì ra hoa, sau trồng 7 tháng thì cho thu hoạch quả xanh, thu hoạch quả chín thì sau 9 tháng.

Trồng đu đủ theo hố, kích thước dài/rộng/sâu là 60/60/30cm, khoảng cách trồng 2,5x2m (khoảng 2.000 cây/ha). Sau khi đào hố, tiến hành bón lót. Mỗi hố bón 10-15kg phân chuồng, 0,5kg lân, 0,2kg kali, 0,5kg vôi bột. Trộn đều tất cả phân với đất mặt rồi lấp đầy hố trồng.

Đặt bầu cây giữa hố, dùng dao sắc rạch nhẹ gỡ bỏ bầu nilon (không làm vỡ bầu), vun đất quanh bầu, nén chặt gốc và tưới đủ ẩm cho cây. Dùng rơm rạ hay bèo phủ giữ ẩm cho đất. Khi cây bén rễ sinh trưởng tốt, cắm cọc ghì cây để giữ cây khỏi đổ qua mưa gió bão, khi cây lớn nới dần dây buộc.

Chăm sóc đu đủ

Bón thúc 3 lần trong năm đầu: lần 1 sau trồng 4-6 tuần, lần 2 khi cây ra hoa kết quả, lần 3 khi quả lớn. Mỗi lần bón 200g urê, 100g lân, 200g kali. Hoà toàn bộ phân vào nước, tưới xung quanh và cách gốc 30-40cm. Khi cây mang quả nặng cần cắm cọc chống gió bão cho đu đủ, cắt bỏ lá già gần gốc, khơi rãnh thoát nước chống úng cho cây; làm sạch cỏ dại, xới xáo cho đất thông thoáng. Mùa khô cần ủ rơm rạ quanh gốc giữ ẩm cho cây. Năm sau, cây đu đủ thường phát triển kém đi, chọn để lại những cây khoẻ, loại bỏ cây yếu kém và trồng thế bằng cây con mới. Chế độ chăm sóc năm sau không khác gì năm đầu.

Liên hệ  mua cây giống đu đủ đài loan hồng phi gọi số điện thoại 0987 884 946 - 0979 589 557

Trong quá trình sinh trưởng, đu đủ có thể bị một số sâu hại như rệp sáp, bọ nhảy, bọ xít, nhện đỏ… phá. Có thể phun Decis 2,5 ND (nồng độ 0,1%), Trebon (1%) khi mật độ sâu hại cao. Các bệnh hại đu đủ như virus xoăn ngọn đốm vàng, bệnh phấn trắng, bệnh thán thư… Để phòng tránh bệnh nên thực hiện tốt luân canh cây trồng, chọn trồng giống kháng bệnh, bón cân đối NPK để cây khoẻ, chống chịu bệnh tốt. Phát hiện sớm bệnh để phun Daconil, Topsin hay Zineb, Mancozeb (đối với các bệnh nấm phấn trắng hay thán thư).

Thu hoạch


Đu đủ sau trồng 7 tháng có thể thu hoạch quả làm rau xanh, thu quả chín sau trồng 9-10 tháng. Quả chín, nên thu quả khi trên quả đã xuất hiện các sọc vàng nhạt, lúc này vật chất khô trong quả đã tích luỹ tối đa để khi làm chín, quả đạt chất lượng thương phẩm tốt, song không bị quá xanh, ăn sẽ nhạt. Mỗi cây có thể cho thu hoạch trung bình 70kg quả, cây cho thu hoạch cao có thể đạt 100-120kg quả/cây.

Liên hệ  mua cây giống đu đủ đài loan hồng phi gọi số điện thoại 0987 884 946 - 0979 589 557

Đu đủ Đài Loan: Dễ trồng, năng suất cao

Đu đủ Đài Loan dễ trồng, vốn đầu tư thấp, ít sâu bệnh nhưng lại cho năng suất cao. Mô hình kinh tế này đang được bà con nông dân chú ý.

Theo nhiều người dân Khánh Vĩnh (Khánh Hòa), chuyện trồng đu đủ giống Đài Loan không còn mới. Một số hộ dân vẫn trồng trong vườn nhà để phục vụ cho cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, trồng đu đủ Đài Loan mang lại giá trị kinh tế cao vẫn còn hiếm. Ông Ngô Văn Tú – Chủ tịch Hội Nông dân xã Sông Cầu, giới thiệu với chúng tôi gia đình anh Nguyễn Văn Khoa ở thôn Đông trồng đu đủ Đài Loan có thu nhập cao. Đây là mô hình trồng đu đủ Đài Loan đầu tiên có hiệu quả và được nhiều nông dân chú ý. Mô hình kinh tế này đã từng được Hội Nông dân xã Sông Cầu giới thiệu với Hội Nông dân huyện Khánh Vĩnh nhằm tạo hướng làm ăn mới cho bà con nông dân.

Đu đủ Đài Loan dễ trồng, ít sâu bệnh nhưng cho thu nhập khá. Đặc điểm của giống đu đủ này là cây thấp, ra hoa quanh năm, trái rất sai và to. Nếu điều kiện chăm sóc tốt, mỗi cây ra 1 đợt trung bình từ 30 quả trở lên. 1 quả thường có trọng lượng khoảng 1,5 – 2kg. Anh Khoa cho biết, anh lập vườn đu đủ vào tháng 12-2005, diện tích 0,5 ha, trồng khoảng 700 gốc. Đến thời điểm này, vườn đu đủ cho trái đã gần 3 tháng. Anh thu nhập bình quân mỗi tháng 5 triệu đồng. Lái buôn đặt mua sản phẩm tận vườn nhưng không có để bán. Do đặc điểm trái to, ruột tím, giòn và khi chín có màu sắc đẹp hơn đu đủ thường nên được nhiều người mua, nhất là trong các dịp lễ, Tết.

Liên hệ  mua cây giống đu đủ đài loan hồng phi gọi số điện thoại 0987 884 946 - 0979 589 557

Kategori

Kategori