Cây thích ứng rộng với điều kiện sinh thái. Cây ưa sáng ở giai đoạn trưởng thành, chịu bóng nhất là cây dưới 2 năm tuổi (khi cây non là cây ưa bóng, khi trưởng thành là cây ưa sáng). Cây tồn tại và phát triển tốt ở điều kiện nhiệt độ từ 22,5° - 23,1°C, chịu được nhiệt độ tối thấp tuyệt đối - 2,8°C và tối cao tuyệt đối 41,4°C. Độ ẩm không khí trung bình từ 82- 89%. Lượng mưa bình quân năm từ 1420,7 - 2574,5 mm. Ba kích ưa đất feralit đỏ vàng và đất feralit giầu mùn trên núi, đất thịt ẩm mát. Cây sinh trưởng sau 5 đến 7 năm mới thu dược liệu, năng suất bình quân 8- 12kg củ tươi/gốc, càng để lâu năm sản lượng càng cao chất lượng dược liệu càng tốt.
1, Tiêu Chuẩn Chọn Giống ba kích
Vào khoảng tháng 3-4, khi thời tiết ấm dần, chọn những cành bánh tẻ ở cây Ba kích sống khỏe, chặt thành từng đoạn 20-30cm, mỗi đoạn có 2-4 mắt. Có thể đem trồng ngay hoặc giâm và vườn ươm cho đến khi nảy mầm, ra rễ mới đem trồng.
2, Thời Vụ và Mật Độ Trồng ba kích
Có hai vụ trồng trong năm.
+ Vụ xuân gieo hạt vào tháng 1
+ Vụ xuân – hè trồng vào tháng 5 – 7.
+ Trồng trên đất canh tác tơi xốp thì hệ rễ Ba kích rất phát triển. Mật độ khoảng cách trồng thường là: Mật độ 8.500 cây/ha với khoảng cách trồng 1 m x 1,2 m – 1cây. Mật độ 10.000 cây/ha với khoảng cách 1 m x 1 m – 1 cây.
+ Vụ xuân gieo hạt vào tháng 1
+ Vụ xuân – hè trồng vào tháng 5 – 7.
+ Trồng trên đất canh tác tơi xốp thì hệ rễ Ba kích rất phát triển. Mật độ khoảng cách trồng thường là: Mật độ 8.500 cây/ha với khoảng cách trồng 1 m x 1,2 m – 1cây. Mật độ 10.000 cây/ha với khoảng cách 1 m x 1 m – 1 cây.
3, Làm Đất Và Đào Hố Trồng ba kích
Chọn đất feralit đỏ vàng trên núi thấp hoặc đất thịt nhẹ pha cát tơi xốp có tầng canh tác dày. Đất ẩm mát, cao, tốt nhất là đất đồi feralit giàu mùn. Phát đốt dọn sạch các loại cây tạp. Đất ruộng (nương bậc thang) được cày sâu nhưng không được lật tầng đế cày lên. Đất được làm ải từ cuối năm trước. Cày ải xong 5 - 7 ngày phải bừa ải giữ ẩm cho đất. Đến vụ trồng Ba kích phải bừa lại để đất nhỏ, tơi xốp, nhặt sạch các tạp chất trên ruộng, lên luống cao 20cm, mặt luống 60cm rãnh luốn 20cm, bổ hốc trên mặt luống trước khi trồng kích thước 30 x 30cm sâu 20cm. Đất đồi dốc không cày làm đất mà cuốc hố theo hàng đồng mức cách nhau 1m, cách hàng 1,5-2m, kích thước hố 40 x 40cm sâu 30cm. Cuốc hốc để ải trước khi trồng ít nhất 15 ngày.
4, Phân Bón Lót ba kích
Bón lót phân chuồng mục (10 tấn/ha), trộn đều. Không dùng phân tươi vì có thể làm thối rễ. Bón lót 5kg phân chuồng hoai + 0,2kg supe lân hoặc 0,3kg phân NPK cho mỗi hố, dùng cuốc trộn đều phân với đất, lấp cho gần đầy hố.
5, Kỹ Thuật Trồng Cây Ba Kích ba kích
Dùng dao sắc rạch bỏ túi bầu (tránh để vỡ bầu), đặt cây giống vào giữa hố, lấp đất đến qua cổ rễ và nén chặt. Trồng xong cần tưới nước đẫm nước ngay để tránh mất nước và rễ tiếp xúc với đất được tốt. Sau trồng cần phải cắm cọc cho Ba kích leo lên.
6, Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Ba Kích:
6.1 Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:
Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh... để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.
6.2 Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:
Trồng xong cần tưới ẩm cho cây khoảng 2 tuần đầu để cây bén rễ hồi xanh. Trong 2 năm đầu, mỗi năm chăm sóc 2 - 3 lần và từ năm thứ 3 mỗi năm 1 – 2 lần. Nội dung chăm sóc là cuốc xới đất quanh khóm cây, nhặt cỏ dại và diệt bỏ những cây chèn ép.
6.3 Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Ba Kích:
Năm thứ 2 bón bổ sung khoảng 3kg phân chuồng hoai hoặc 0,3kg NPK cho mỗi gốc. Chú ý điều chỉnh độ che tán 30-50%
7, Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Ba Kích:
Cây Ba Kích ít khi bị bệnh. Tuy nhiên có thể xuất hiện một số bệnh như lở cổ rễ, vàng lá trong điều kiện thâm canh cao. Thường sử dụng thuốc Boocđô nồng độ 0,5% hoặc kết hợp với Benlat 0,1% để phun vào gốc và lá để phòng và trị. Rắc vôi bột xung quanh luống để chống kiến, dế.
8, Thu Hoạch và Bảo Quản:
- Sau khi trồng khoảng 3-5 năm, có thể đào để lấy củ vào các tháng mùa đông là tốt nhất. Chú ý khi thu hoạch cần kết hợp lấy dây thân làm hom giống. Dùng cuốc lấp kín đất vào gốc cây vừa khai thác để mọc thành bụi mới.
- Củ thu hoạch về cần phân làm 3 loại.
Loại A: đường kính củ từ 1,2 cm trở lên;
Loại B: đường kính củ từ 0,8 - 1,1 cm trở lên;
Loại C: đường kính củ nhỏ hơn 0,8 cm. - Sau khi thu hoạch, rửa sạch đất, tước bỏ phần lõi cứng của củ rồi đem phơi khô để cất giữ lâu dài.
- Củ thu hoạch về cần phân làm 3 loại.
Loại A: đường kính củ từ 1,2 cm trở lên;
Loại B: đường kính củ từ 0,8 - 1,1 cm trở lên;
Loại C: đường kính củ nhỏ hơn 0,8 cm. - Sau khi thu hoạch, rửa sạch đất, tước bỏ phần lõi cứng của củ rồi đem phơi khô để cất giữ lâu dài.
EmoticonEmoticon