Kĩ thuật trồng cây Quýt

Để mua cây giống quít đường vui lòng gọi số 0987 884 946 hoặc 0979 589 557


Kĩ thuật trồng cây Quýt
Kĩ thuật trồng cây Quýt
Kĩ thuật trồng cây Quýt
Kĩ thuật trồng cây Quýt


Chuẩn bị cây giống: Hiện nay, quýt hồng chủ yếu được trồng bằng nhánh chiết từ cây giống ở địa phương. Nhánh chiết phải chọn từ cây mẹ 5 năm tuổi trở lên, sạch bệnh, cây khỏe, sai trái, trái to và đặc biệt trái phải mang đầy đủ các đặc trưng của giống.

I. KỸ THUẬT TRỒNG:


1/ Đất trồng và chuẩn bị liếp trồng: 
Để thực hiện quy trình VietGAP cần vẽ bản đồ đất cho từng khu vực của 4 xã theo quy hoạch của huyện Lai Vung (Đồng Tháp). Đất trồng: Đất có thành phần cơ giới nhẹ hoặc trung bình, tơi xốp, thông thoáng, thoát nước tốt, pH khoảng 5,5-7,0, hàm lượng hữu cơ >3%. Đào mương lên liếp: nhằm mục đích nâng cao tầng canh tác và giúp cây không bị ngập úng trong mùa mưa. Mương tưới và tiêu nước có chiều rộng từ 1-2m, chiều ngang liếp từ 5-8m. Vườn phải có đê bao chống lũ triệt để.

2/ Chuẩn bị cây giống: 
Hiện nay, quýt hồng chủ yếu được trồng bằng nhánh chiết từ cây giống ở địa phương. Nhánh chiết phải chọn từ cây mẹ 5 năm tuổi trở lên, sạch bệnh, cây khỏe, sai trái, trái to và đặc biệt trái phải mang đầy đủ các đặc trưng của giống.

Nông dân trồng quýt hồng ở Lai Vung – Đồng Tháp

3/ Đặt cây con: 
Chuẩn bị mô, dùng đất mặt ruộng hay đất bãi bồi ven sông phơi khô. Mô có chiều cao 40 – 60 cm, đường kính 60 – 80 cm, đào hố giữa mô, trộn đều đất với 5-10 kg phân chuồng, 1 kg phân Super lân và 0,5 kg vôi cho vào hố trước khi đặt cây con.

Để mua cây giống quít đường vui lòng gọi số 0987 884 946 hoặc 0979 589 557

Cách đặt cây con: Đặt cây xuống giữa mô, sao cho mặt bầu ngang bằng mặt mô, ém đất xung quanh gốc, cắm cọc giữ cho cây không bị gió làm lung lay và tưới đủ nước. Đánh dấu/ký hiệu cho từng cây và vẽ sơ đồ vườn trồng. Cây con sau khi trồng cần được chăm sóc kỹ, nhằm đảm bảo mật số và độ đồng đều giữa các cây. Thông thường có thể trồng với khoảng cách 3 x 4m hoặc 4 x 4m, tương đương với mật độ từ 600 – 700 cây/ha.

II. CHĂM SÓC:

1/ Vét mương bồi liếp: Có thể vét bùn kết hợp với việc tạo khô hạn để xử lý ra hoa. Vét bùn vào tháng 2-3 dương lịch, lớp bùn dày khoảng 2 cm là tốt nhất. Chú ý: Không được bồi bùn lấp kín mặt gốc cây quýt hồng vì bộ rễ cây vẫn cần không khí để hô hấp trong thời gian xử lý ra hoa.

2/ Trồng cây chắn gió và che mát: Xây dựng hàng cây chắn gió là yêu cầu cấp thiết đối với vườn Quýt hồng, nhằm ngăn chặn sự di chuyển của sâu bệnh theo gió xâm nhập vào vườn, tạo tiểu khí hậu thích hợp trong vườn, hạn chế thiệt hại do gió bão. Các loại cây sử dụng làm cây chắn gió là: dâm bụt, tràm...

3/ Giữ ẩm: Bằng cỏ, rơm rạ và cách gốc khoảng 20 cm nhằm giữ ẩm trong mùa nắng, hạn chế cỏ dại phát triển, đồng thời khi rơm rạ bị phân hủy sẽ là nguồn dinh dưỡng cung cấp cho cây. Trong thời kỳ kiến thiết cơ bản nên trồng hoa màu để hạn chế đất bị xói mòn, tăng thu nhập. Trong thời kỳ khai thác thì xu hướng hiện nay là quản lý cỏ dại trong vườn chứ không làm sạch cỏ nhằm giữ ẩm cho đất trong mùa nắng và chống xói mòn trong mùa mưa.

4/ Quản lý nước: Chất lượng nước tưới phải đáp ứng các chỉ tiêu 15,16 của phụ lục 4. Mùa nắng nên tưới nước thường xuyên cho cây, nếu thiếu nước sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây, đồng thời phải tạo rảnh thoát nước kịp thời trong mùa mưa để tránh ngập úng. Nên giữ ổn định mực nước luôn cách mặt liếp từ 60 - 80cm.

Để mua cây giống quít đường vui lòng gọi số 0987 884 946 hoặc 0979 589 557

5/ Quản lý phân bón: Phải đáp ứng các chỉ tiêu 10,11, 12, 13, 14 của phụ lục 4. Nếu nhà vườn tự ủ phân chuồng thì cần xây dựng và đặt bể ủ phân đảm bảo cách ly, không gây ô nhiễm cho vườn trồng và nguồn nước tưới. Không để phân hoá học và phân chuồng tiếp xúc hay dính vào quả trong quá trình bón phân.

6/ Các thời kỳ bón phân: Thời kỳ kiến thiết cơ bản: (cây 1-3 năm tuổi), phân bón được chia làm nhiều đợt (4-6 đợt) để bón cho cây. Sau khi trồng nên dùng phân urê hoặc phân DAP với liều lượng 40g hoà tan trong 10 lít nước để tưới cho cây (2 tháng/lần). Khi cây trên 1 năm tuổi cần bón phân gốc để giúp cây phát triển mạnh. Hàng năm bón phân hữu cơ từ 5 – 10 kg/cây.

7/ Cách bón phân: Cuốc rãnh xung quanh gốc theo hình chiếu tán cây, rãnh sâu 10-15cm, rộng 10-20cm cho phân vào, lấp đất và tưới nước. Phân bón lá nên phun 4-5 lần/vụ quả ở giai đoạn sau khi đậu trái và giai đoạn trái bắt đầu phát triển nhanh, mỗi lần cách nhau 15-20 ngày.

III. QUẢN LÝ SÂU BỆNH:

Giai đoạn từ khi ra hoa đến đậu trái (khoảng 30 ngày) cần quản lý các đối tượng sâu và bệnh hại như: rầy chổng cánh, sâu vẽ bùa, bọ trĩ, rầy mềm…Áp dụng phương pháp tổng hợp IPM, nếu mật số côn trùng cao sử dụng dầu khoáng DS 98.8 EC, SK 99, Abatimec hoặc một số thuốc hóa học Selecron 50 ND, Regent 800 WG, Confidor 100 SC, Actara 25 WG.
Để mua cây giống quít đường vui lòng gọi số 0987 884 946 hoặc 0979 589 557

Kỹ thuật trồng cây chanh leo

Để liên hệ mua cây giống chanh leo vui lòng gọi số 0987 884 946 Ks Thủy hoặc 0979 589 557- Ms Thanh Hoa
Kỹ thuật trồng cây chanh leo
Kỹ thuật trồng cây chanh leo
Kỹ thuật trồng cây chanh leo
Kỹ thuật trồng cây chanh leo
Kỹ thuật trồng cây chanh leo


Cây chanh leo ( cây chanh dây ) còn được gọi là cây lạc tiên, cây mác mác... sinh trưởng khoẻ, tỉ lệ phân cành nhiều, nhanh, nếu cắt tỉa thường xuyên, đúng kỹ thuật thì cây ra nhiều hoa

Mô tả về cây giống

Để liên hệ mua cây giống chanh leo vui lòng gọi số 0987 884 946 Ks Thủy hoặc 0979 589 557- Ms Thanh Hoa

Dây đa niên, nửa gỗ, dài đến 15 m. Thân tròn cạnh, xanh, mang tua dài và lá ở mỗi đốt. Lá mọc xen, mang lá kèm ở mỗi đốt. Cuống lá dài 2-5 cm, mang phiến lá có 3 thùy dài, kích thước lá 10-15 x 12-25 cm, bìa phiến có răng cưa nhỏ, tròn đầu.

Hoa đơn độc, mọc từ nách lá, đẹp, thơm, đường kính 7,5-10 cm với cuống dài 2-5 cm. 5 cánh hoa + 5 đài hoa trắng mọc xen nhau, bên trên là 2 lớp tràng (corona) với các sợi trắng (dài 2-3 cm), ửng tím ở gốc rất đẹp. Mỗi hoa mang 5 nhị đực với 5 chỉ dính nhau thành ống ở đáy và tách rời ở phần mang bao phấn.

Trái hình cầu đến bầu dục, kích thước 4-12 x 4-7 cm, màu tím sậm , tự rụng khi chín. Ngoại quả bì (vỏ trái) mõng, cứng; trung quả bì màu xanh; nội quả bì màu trắng. Trái mang rất nhiều hột có cơm mềm, phần cơm (hột) chứa nhiều acid được thu hoạch.

Cây chanh dây (cây lạc tiên, cây mác mác...) sinh trưởng khoẻ, tỉ lệ phân cành nhiều, nhanh, nếu cắt tỉa thường xuyên, đúng kỹ thuật thì cây ra nhiều hoa.

Yêu cầu sinh thái: Chanh Dây đòi hỏi khí hậu ấm và ẩm, lượng mưa trung bình từ 1.500 mm trở lên, phân bố đều, đặc biệt trong thời kỳ ra hoa ít bị mưa bão. Nhiệt độ thích hợp từ 16 – 30 độ C, không có sương muối. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, thoát nước tốt, tầng canh tác sâu >50 cm, độ mùn trên 1% và pH 5,5-6 rất thích hợp cho các loại đất: Đất đỏ 3 zan, đất feralit, cát cổ.

Chế độ chăm sóc:

Chanh dây ra hoa ở các mắt đầu cành thứ cấp, nên ngoài chế độ chăm sóc thường xuyên như làm cỏ, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh, cần bón thêm phân, nhất là đạm, kali cho cây sau mỗi đợt thu hái và tỉa cắt, nhằm tạo điều kiện cho cây nhanh chóng hồi phục và bù đắp dinh dưỡng đảm bảo cho một đợt ra cành và hoa mới.

Có thể trồng với khoảng cách trồng 3 x 3m (mật độ 1.000-1.100 cây/ha). Hàng năm bón thúc cho cây 3-4 lần vào các giai đoạn: Khi cây lên giàn, chuẩn bị ra hoa và thời kỳ nuôi quả lớn. Giàn làm theo kiểu giàn mướp hoặc kiểu chữ T cao 1,8-2m với các trụ gỗ hoặc bê tông, bên trên căng lưới thép hoặc dây cước lọai 2mm với khoảng cách ô vuông 40 x 40cm cho cây leo. Khi cây đã lên giàn cần tạo hình, tỉa cành thường xuyên, đặc biệt là tỉa bớt lá vào thời kỳ mùa mưa vừa để hạn chế nấm bệnh phát triển gây hại đồng thời nhằm ức chế sinh trưởng, giúp cho cây ra nhiều nụ, đậu nhiều trái.

Cách cắt tỉa:
Việc cắt tỉa được tiến hành thường xuyên. Cắt hết tất cả các cành cấp 2, cấp 3 trên mặt giàn chỉ để lại thân và các cành từ mặt đất tới giàn. Đến tháng Giêng cây sẽ ra chồi mới, phân cành cấp 2, 3 và các cành quả. Tháng 4-5 sẽ bắt đầu ra hoa cho một vụ quả mới. Nếu chanh dây không được đốn tỉa hoàn toàn vào cuối năm, sang năm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triển, đặc biệt làm hạn chế đến năng suất.

Cách làm giàn:

Kỹ thuật làm giàn có ảnh hưởng lớn đến việc ra hoa và đậu trái của cây chanh dây TN No.1. Thực tế nhiều nơi do chưa có kinh nghiệm làm giàn hoặc chỉ kết hợp làm giàn che bóng mát nên chanh dây ra ít hoa hoặc không ra hoa do các cành quả đan xen nhau cạnh tranh về ánh sáng. Vì cây chanh dây chỉ ra hoa ở các mặt đầu cành thứ cấp nằm ngoài mặt tán. Muốn có nhiều cành thứ cấp cần làm giàn theo kiểu chữ T để các cành quả này rũ xuống hai bên giàn.

Để liên hệ mua cây giống chanh leo vui lòng gọi số 0987 884 946 Ks Thủy hoặc 0979 589 557- Ms Thanh Hoa

Chăm sóc:

Đối với các giàn chanh dây đang tươi tốt mà không ra hoa thì cắt tỉa cho cây.

Để chanh dây đậu quả nhiều: Chanh dây ra hoa liên tục trong khoảng 5-6 tháng (từ tháng 4-5 đến tháng 10-11, tuỳ từng vùng). Những đợt hoa đầu và cuối có tỉ lệ đậu trái thấp. Nếu có điều kiện nên nuôi ong mật hoặc thụ phấn bổ sung như thụ phấn bổ sung cho bầu bí.

Làm giàn che bóng mát nên chanh dây ra ít hoa hoặc không ra hoa do các cành quả đan chen nhau cạnh tranh về ánh sáng. Vì cây chanh dây chỉ ra hoa ở các mặt đầu cành thứ cấp nằm ngoài mặt tán. Muốn có nhiều cành thứ cấp cần làm giàn theo kiểu chữ T để các cành quả này rũ xuống hai bên giàn.
Để liên hệ mua cây giống chanh leo vui lòng gọi số 0987 884 946 Ks Thủy hoặc 0979 589 557- Ms Thanh Hoa

Kỹ thuật trồng cây mãng cầu xiêm

Để liên hệ mua cây giống mãng cầu xiêm vui lòng liên hệ 0987 884 946 - Ks Thủy hoặc số 0979 589 557 Ms Hoa

Kỹ thuật trồng cây mãng cầu xiêm
Kỹ thuật trồng cây mãng cầu xiêm
Kỹ thuật trồng cây mãng cầu xiêm


Cây mãng cầu xiêm chủ yếu được trồng ở Nam Bộ và rãi rác ở Nam Trung Bộ. Mãng cầu xiêm là thực phẩm qúi nhờ giàu chất khoáng: lân, canxi và rất nhiều Vitamin B 1, B2,P,C có vị chua ngọt rất ngon khi làm nước sinh tố rất thích hợp cho người Phương Tây nhưng không thích hợp với khẩu vị người Á Ðông. Hiện nay ở Việt Nam đã đóng hộp được nước quả mãng cầu xiêm

Trái mãng cầu xiêm lớn hơn mãng cầu ta rất nhiều, nặng trung bình từ 1-2 kg có khi lớn hơn nữa, vỏ ngoài nhẵn chỉ phân biệt múi nọ với múi kia nhờ mỗi múi có một cái gai cong, mềm vì vậy còn có tên là mãng cầu gai.

Nguồn gốc từ châu Mỹ Latinh, được trồng ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới không có sương.

Để liên hệ mua cây giống mãng cầu xiêm vui lòng liên hệ 0987 884 946 - Ks Thủy hoặc số 0979 589 557 Ms Hoa

I. Ðặc điểm sinh thái

Lượng mưa thích hợp cho mãng cầu xiêm là 1.800 mm, chịu hạn và lạnh kém hơn mãng cầu ta. Ðộ pH thích hợp từ 5,0-6,5. Ở vùng đất mặn hoặc nhiễm mặn có độ pH thấp và chịu ảnh hưởng của thủy triều người ta trồng mãng cầu ghép trên gốc bình bát, các nơi khác người ta trồng mãng cầu xiêm bằng hạt.

II. Giống và đặc điểm thực vật


Mãng cầu xiêm thuộc loại cây tiểu mộc cao 6-8 m, tán lá xanh quanh năm, hoa ở thân hay các nhánh già, hoa lớn. Hiện nay, ở Nam bộ có hai thứ mãng cầu: mãng cầu xiêm ngọt và chua. Thứ ngọt lá và quả thường nhỏ hơn thứ chua, giá cao hơn. Nhưng thứ chua có năng suất cao, dễ bán và làm mứt hay kẹo dễ hơn.

III. Kỹ thuật trồng

1. Nhân giống

Ðối với mãng cầu xiêm khi trồng tùy theo điều kiện đất đai cụ thể từng nơi mà chúng ta có thể ghép hoặc trồng bằng hạt. Nếu đất nhiễm mặn hoặc phèn mặn ngập nước theo thủy triều thì trồng mãng cầu ghép trên gốc bình bát. Các vùng khác thì trồng bằng hột hoặc chiết (sau 2-3 năm sẽ cho trái).

2. Khoảng cách trồng

Nên trồng khoảng cách 3 x3 m, một số nơi trồng 2,5 x2,5 m

3. Phân bón

Cần bón cân đối NPK nên chọn các loại phân 10-10-10 với loại phân trên năm 1 bón 100g, năm thứ 2 bón 400 g, năm thứ 3 bón 800g, năm thứ 4 bó 1,2 kg/cây. Khi cây lớn bon gia giảm từ 2-3 kg/cây/năm. Nếu đất xấu hoặc trên đất cát nên bổ sung thêm 10-20 kg phân chuồng /cây/năm. Chia làm 2-3 lần bón, sau thu hoạch (cuối mưa) và khi cây nuôi quả (đầu + cuối mùa mưa).
Để liên hệ mua cây giống mãng cầu xiêm vui lòng liên hệ 0987 884 946 - Ks Thủy hoặc số 0979 589 557 Ms Hoa


4. Thụ phấn bổ sung cho mãng cầu xiêm

Nhìn chung hoa mãng cầu có nhụy cái trưởng thành trước nên đòi hỏi thụ phấn chéo, hoa không có mùi thơm nên hấp dẫn ít côn trùng, cánh hoa dày và khi nở hé ra ít, hoa lại mọc chúc xuống . Thường côn trùng thụ phấn không đủ nên cần thụ phấn bổ sung bằng tay để tăng sự đậu quả. sự thụ phấn thiếu sẽ làm quả méo mó không nở phồng về các phía,hoa thiếu thụ phấn sẽ đen rồi rụng. Khi thụ phấn bổ sung bằng tay, hột phấn thường lấy ở những hoa bìa tán cây hay ở các cành nhỏ vì chúng ít có cơ hội phát triển thành quả lớn ,các cành nhỏ yếu không mang nổi quả tới khi thu hoạch. Lấy hoa có cánh đã hé, phần nhị đực có màu kem là tốt, thu hoa vào buổi chiều, để hoa vào một cái hộp nhỏ đậy kín cho khỏi mất nước, sáng hôm sau dùng một que nhỏ đầu cuốn bông gòn chấm vào hột phấn có màu vàng nhạt, tay phải cầm que có chấm hột phấn, tay trái kẹp hoa muốn thụ vào kẽ ngón tay, đầu ngón cái banh cánh hoa rộng ra, quét hột phấn lên nướm nhụy cái lúc này có màu trắng và ướt dính, quét đều và nhẹ nhàng. Hoa cần thụ nên chọn hoa chọn mọc ở thân hoặc những cành to, có cánh đang hé nở ra. Quả phát triển từ hoa được thụ thường to và nở đều. Cây sẽ sai quả hơn. Tất nhiên một lần chỉ thụ được một số hoa, như vậy phải làm nhiều lần, cách nhau khoảng 4 ngày.

5. Sâu bệnh hại chính

Sâu gây hại phổ biến nhất vẫn là rệp sáp và các loại rầy miệng chích hút khác, làm giảm chất lượng, sản lượng. Trị bằng nhiều loại thốc như BI 58, Applaud Mipcin,…

Rệp và rầy ngoài việc chích hút nhựa làm hại trái, còn tạo điều kiện thuận lợi cho một số bệnh xâm nhập, nhất là bệnh thán thư gây những vết hoặc đen.

Cách đề phòng: trồng thưa, giữ vệ sinh trong vườn không để cành lá bị bệnh vương vãi kể cả các loại trái cây khác cũng bị thán thư phá hại như ổi, xoài. Xịt thuốc benlat C, Kasuran BTN, Aliette 80 BTN,…
Để liên hệ mua cây giống mãng cầu xiêm vui lòng liên hệ 0987 884 946 - Ks Thủy hoặc số 0979 589 557 Ms Hoa

Kĩ thuật trồng cây hồng xiêm

Để liên hệ mua cây giống hồng xiêm vui lòng gọi số 0987 884 946 hoặc  0979 589 557




Kĩ thuật trồng cây hồng xiêm
Kĩ thuật trồng cây hồng xiêm
Kĩ thuật trồng cây hồng xiêm
Kĩ thuật trồng cây hồng xiêm
1. Thời vụ trồng: Hồng xiêm có thể trồng quanh năm, tuy nhiên thuận lợi nhất là vào tháng 2-3 hoặc tháng 8-9.

2. Kỹ thuật trồng

*Đào hố trồng: Đào hố rộng 60cm, sâu 30-40cm. Đào hố trước khi trồng 30 ngày. Mật độ trồng(mật độ đào hố): 7x7m hoặc 8x8m.

*Bón phân lót: Bón 10-15kg phân chuồng hoai mục + 1-1,5 kg supe lân + 0,1-0,15kg Ure + 0,1kg Kali. Hoặc bón 2-2,5kg NPK cho mỗi hố. Phân bón lót trộn đều với đất bột, có thể thêm tro trấu, tro bếp. Bón phân lót trước khi trồng 20-30 ngày.

Lưu ý: Phân chuồng cần được ủ hoai mục từ 2-3 tháng.

*Cách trồng: Đặt cây vào giữa hố sao cho mặt bầu ngang mặt hố, lấp kín chủ động tưới ẩm cho cây đặc biệt trong 2-3 tháng đầu.
Để liên hệ mua cây giống hồng xiêm vui lòng gọi số 0987 884 946 hoặc  0979 589 557
3.Chăm sóc hồng xiêm

Chống gió bão cho cây: Rễ hồng xiêm ăn nông, nên hằng năm cần đắp thêm bùn ao vào gốc để tầng rễ phát triển dày và cây cứng cáp. Mùa mưa bão cần cố định các cành chính và thân chính, tỉa bớt cành dày và cành ngoài tán.


4.Bón phân cho hồng xiêm

*Nguyên tắc bón phân: Rễ cây hồng xiêm thường ăn nông, tập trung ở tầng đất mặt nên rễ thường phân bố cách gốc khoảng 1/2 tán cây. Vì vậy bón phân cho hồng xiêm không nên bón xa gốc và bón quá sâu.

*Kỹ thuật bón phân cho Hồng xiêm như sau:

+ Khi cây còn nhỏ tưới nước phân chuồng hoặc phân ngâm ủ pha loãng theo tỷ lệ tăng dần 1/15 – 1/10.

+ Ngoài ra có thể kết hợp với sử dụng chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái để phun bổ sung cho cây trong giai đoạn đầu với mục đích tăng cường khả năng sinh trưởng cho cây, tăng sức đề kháng cho cây, giúp cây chống chịu tốt với sâu bệnh, với điều kiện bất lợi của ngoại cảnh như: chống hạn, chống úng.. đồng thời giúp cây nhanh khép tán, nhanh bước vào thời kỳ kinh doanh(cho quả).

Cách sử dụng chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái(VST):

4.1 Bón phân cho cây Hồng Xiêm thời kỳ Kiến thiết cơ bản

ØBón phân hóa học cho hồng xiêm:

Lượng phân bón hóa học cho một cây/năm là: 100-150g urê + 100-150g DAP + 50-100g KCl. Lượng phân trên được chia thành 3-4 lần bón vào các tháng 2,6,10. Kết hợp với tưới nước cho cây.

Hoặc có thể dùng phân NPK 16-16-8 thay thế cho các loại phân đơn trên: mỗi cây bón 1,5-2kg NPK chia làm 3-4 lần bón trong năm.

Đào rãnh theo hình chiếu của tán cây bón phân và lấp kín rãnh.

Ø Sử dụng chế phẩm sinh học VST cho Hồng Xiêm

+Dùng chế phẩm VST để phun lên tán lá cây: sau khi trồng được 10-15 ngày dùng 100ml chế phẩm VST pha với 200-240 lít nước sạch phun lên tán lá của cây(dùng 5ml chế phẩm VST pha với 10-12 lít nước). Phun 4-6 lần liên tiếp, mỗi lần cách nhau 10-15 ngày. Sau khi trồng 3-4 tháng thì 25-30 ngày phun 1 lần.

Lưu ý: Khi phun chế phẩm VST chỉ nên phun lướt và phun đều 2 mặt lá của cây.

+Dùng chế phẩm VST để tưới gốc: có tác dụng cung cấp dinh dưỡng kịp thời cho cây để phát triển bộ rễ còn non yếu đồng thời cải tạo đất, làm cho đất tơi xốp hơn, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng cho cây. Dùng 100ml chế phẩm VST pha với 80-100 lít nước, mỗi gốc tưới 1-2 lít, cứ 1-1,5 tháng tưới 1 lần.
Để liên hệ mua cây giống hồng xiêm vui lòng gọi số 0987 884 946 hoặc  0979 589 557
4.2 Bón phân cho cây Hồng Xiêm thời kỳ Kinh doanh

Ø Bón phân hữu cơ: khi cây bước vào thời kỳ kinh doanh cho nhiều quả có thể sử dụng 40-80kg phân hữu cơ/cây/năm. Bón vào thời điểm sau khi thu hoạch hoặc vào đầu vụ

Ø Bón phân hóa học: Lượng phân bón được tăng dần qua các năm trong phạm vi lượng phân nêu dưới đây và tăng trong thời gian cây đến 10 tuổi, sau đó ổn định ở mức cao nhất. Lượng phân bón cho một cây 1 năm là : urê là 0,5-2 kg; DAP là 0,5-1,5 kg; KCl là 0,3-0,5 kg. Nếu bón phân NPK (16:16:8) thì dùng 1,5-4,5kg/cây/năm.

Lượng phân trên được chia thành 2-4 lần để bón vào các tháng 2,5,7,10.

Khi bón phân cuốc thành rãnh 1/2 vòng tròn hoặc đào từng hố nhỏ vòng quanh tán. Rải phân xong, lấp đất lại. Năm sau lại bón phân vào 1/2 tán bên kia.

Ø Sử dụng chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái cho cây Hồng Xiêm qua các thời kỳ:

+ Thời kỳ sau thu hoạch: Phun 1-2 lần, mỗi lần cách nhau 7-10 ngày

+ Thời kỳ trước khi ra hóa 30 ngày: Phun 1 lần

+ Thời kỳ đậu quả – quả nhỏ: Phun 1-2 lần, mỗi lần cách nhau 10-15 ngày

+ Thời kỳ nuôi quả(phát triển quả): 25-30 ngày phun 1 lần cho đến khi quả già-chín(cách thời điểm thu hoạch khoảng 25-30 ngày).

Liều lượng pha: 1ml chế phẩm sinh học VST + 2-3 lít nước, phun đều 2 mặt lá.

5. Phòng trừ sâu bệnh

Hồng xiêm được xem là cây ăn quả ít sâu bệnh, nhưng để bảo đảm cho cây sinh trưởng tốt, ra hoa đậu quả được nhiều cần chú ý các loại sâu bệnh sau:

– Rệp hại hồng xiêm: Phòng trừ, nếu ít thì dùng tay bắt giết, nếu nhiều có thể sử dụng Supraci (0,2%), Sherpa (0,2%) để phun.

– Ruồi hại quả : Thu nhặt quả bị hại trộn với vôi đem chôn. Dùng bẫy bả, dùng 1-2 giọt Methyleugenol (mêtiongiênol) + vài giọt Dipterex 5%, đĩa đặt bả đặt trên giá treo cách mặt đất khoảng 1 m trong tán cây nơi râm mát. Vườn 1 ha đặt 1-2 bả, bảy ngày thay bả một lần.

– Ngài hại lá, hại hoa: Xuất hiện và gây hại quanh năm, nhưng hoạt động mạnh vào lúc hồng xiêm có cành non. Phòng trừ: dùng Sherpa (0,2%), Polytrin (0,2%), Sumicidin (0,2%) phun vào trước lúc hoa nở.

– Bệnh đốm trên thân và cành lớn: Phòng trừ bằng cách dùng các loại thuốc gốc đồng (hỗn hợp Boocđô, oxit clorua đồng, Copper-zinc để phun hoặc có thể dùng vôi quét lên thân cây và các cành lớn để phòng ngừa.

– Bệnh đốm lá cây gây hại trên lá và quả, phòng trừ bằng cách phun Copper-zinc 0,3% chế phẩm hay Mancozeb 0,25% chế phẩm.
Để liên hệ mua cây giống hồng xiêm vui lòng gọi số 0987 884 946 hoặc  0979 589 557

Kĩ thuật trồng cây sầu riêng

Để liên hệ mua cây giống sầu riêng vui lòng gọi số 0987 884 946 hoặc 0979 589 557


Kĩ thuật trồng cây sầu riêng
Kĩ thuật trồng cây sầu riêng
Kĩ thuật trồng cây sầu riêng
Kĩ thuật trồng cây sầu riêng



I. Ðặc điểm chung:

+ Cây sầu riêng có thể sinh trưởng, phát triển trên nhiều loại đất nhưng tốt nhất là đất thịt, thoát nước tốt gần nguồn nước tưới.
+ Cây sầu riêng là loại cây ưa khí hậu nóng, độ ẩm không khí cao.
+ Lượng mưa 2000mm/năm và không mưa khi trái chín già.
+ Cây sầu riêng nở hoa vào ban đêm, thụ phấn nhờ dơi và bướm đêm.
+ Không nên trồng sầu riêng bằng hạt. Nên trồng sầu riêng bằng cây ghép mắt hoặc ghép cành.
+ Cần phải trồng ít nhất 3-4 giống trong một vườn để giúp cây thụ phấn đậu trái tốt, trong đó giống chủ lực chiếm 50% số cây trên vườn (cứ một hàng giống chủ lực thì trồng một hàng giống khác.


Để liên hệ mua cây giống sầu riêng vui lòng gọi số 0987 884 946 hoặc 0979 589 557

II. Các giống triển vọng:

* Sầu riêng hột lép Bén Tre:

Có nguồn gốc từ một cây hột lép tại huyện Chợ Lách (Bến Tre). Cây cho tán tròn đều, cho trái ổn định (hơn 100 trái/năm). Trái to (2,0-3,5 kg), cân đối, có tỷ lệ hột lép 73%, cơm vàng đều, không xơ, nhão và dính tay. Tỷ lệ cơm chiếm đến 29%, ngọt, béo và thơm. Giống hiện đang nhân rộng, khá phổ biến tại đồng bằng sông Cửu Long.

* Sầu riêng hột lép Tiền Giang:

Xuất phát từ xã Ngũ hiệp, Cai Lậy, Tiền Giang. Cây cho tán lớn đều, cho hơn 100 trái/cây/năm. Trái khá to (1,5-1,8 kg), cân đối. Cơm trái chiếm 30%, vàng đều, ngọt ,béo ,thơm. Tỷ lệ hột lép khoảng 60%. Ðang được nhân rộng tại đồng bằng sông Cửu Long.

* Sầu riêng hột lép Long Thành:

Nguồn gốc từ Long Thành, Ðồng Nai. Cây cho tán tròn đều, năng suất khá (80 trái/cây/năm) và ổn định. Trái khá to (1,5-2,0 kg), cân đối, tỷ lệ hột lép trung bình 50%. Cơm trái chiếm 27%, vàng , đều, không xơ, mịn ráo, chắc thịt, ngọt, béo và thơm hấp dẫn. Ðang được nhân giống từ năm 1997.

* Sầu riêng Thái lan (Mongthong):

Ðược du nhập từ Thái Lan khoảng hơn 10 năm, trồng khá phổ biến ở một số tỉnh Ðông Nam Bộ. Cây cho tán gọn, năng suất hiện khoảng 30-50 trái/cây/năm. Trái to (3-5 kg), cơm vàng, khá ráo, ngọt ,mềm và ít mùi thơm (thích hợp cho người không thích mùi thơm nặng của sầu riêng). Cây phát triển khá tốt ở Việt Nam nhưng khá dễ nhiễm các bệnh thán thư và mốc hồng

Để liên hệ mua cây giống sầu riêng vui lòng gọi số 0987 884 946 hoặc 0979 589 557

III. Kỹ thuật trồng:

+ Nên trồng thưa để vườn cây được thông thoáng, cây khỏe mạnh. Có thể trồng với mật độ 70-100 cây /ha, khoảng cách 10-12m/cây.
+ Tùy vùng đất mà công tác chuẩn bị đất có khác nhau, nhưng mà điều phải làm là đào hố tại vị trí trồng, hố có kích thước 0,6×0,6×0,6 m, bón lót 5-10 kg phân chuồng hoai và 200 kg phân hỗn hợp 16-16-8 hoặc 20-20-15.
+ Nên trồng xung quanh vườn sầu riêng loại cây khó đỗ ngã và chắc gỗ làm cây chắn gió cho vườn.
+ Ðặt cây vào hố trồng lấp đất ngang mặt bầu cây con, cắm cọc giữ cây khỏi đỗ ngã và tưới nước ngay sau khi trồng.
+ Sau khi trồng cần che bóng cho cây con, không nên che quá 50% ánh sáng.
+ Không nên dùng các loại cây như , dứa ,ca cao, dừa . làm cây trồng xen trong vườn sầu riêng vì các cây này cùng là ký chủ của nấm Phytopthora.

IV. Chăm sóc:
+ Tưới nước

Tưới nước trong giai đoạn cây con là điều cần thiết. Tưới nước để giảm tỷ lệ cây chết, giúp cây khỏe mạnh, nhanh cho trái; khi sầu riêng ra hoa cần tưới nước cách ngày để giúp hạt phấn mạnh khỏe đậu trái tốt; khi sầu riêng đang mang trái cần tưới nước đầy đủ để trái phát triển.

+ Bón phân cho sầu riêng:

Trong thời kỳ cây tơ (1-3 năm tuổi), nên chia lượng phân làm 6 lần để bón (mỗi lần cách nhau 2 tháng). Số lượng phân cụ thể như sau:
Năm đầu tiên: Bón theo tỉ lệ 2:2:1 (cho N:K) với 600 g phân hỗn hợp/cây 16-16-8, bón vùi vào đất cách gốc 20-30 cm.
Năm thứ 2 và 3: Bón theo tỉ lệ 2:1:1 hay 2:1,5:1 tùy theo đất. Cụ thể năm 2 bón 500 g 20-20-15 và 200 g Urê/cây. Năm 3 nên thêm 100 g 20-20-15 và 50 g Urê/mỗi gốc.
Năm cho trái: Bón theo tỉ lệ 4:2:1 gồm có 600 g phân 20-20-15 (có S)+0,5 kg Super Lân+0,5 kg Urê/mỗi gốc. Số lượng phân này được tăng dần 15-20% mỗi năm đến khi cây cho trái ổn định (10-12 năm tuổi). Lượng phân này chia làm 4 phần như sau:

– Sau thu hoạch trái: Bón1/2 lượng Urê+1/2 Super Lân+1/3 Lượng N-P-K ( vùi phân trong phạm vi tán).
– Từ 15-30 ngày trước khi ra hoa: Cũng bón lượng phân giống như trên.
– Vào 1 tháng sau khi đậu trái: Bón 1/6 lượng N-P-K.
– Vào 2 tháng sau khi đậu trái: Cũng bón1/6 lượng N-P-K như trên.
* Trên đất nghèo dinh dưỡng, nên bón thêm 20-30 kg/cây phân hữu cơ để tăng nguồn dinh dưỡng hco cây. Ðặc biệt, để tăng khả năng thụ phấn ở sầu riêng, nên phun các loại phân bón lá giàu B, hoặc phun dung dịch chứa 0,05% Borax (hàn the) vào lúc cây ra nụ hoa để cây đưỡc đậu nhiều trái.

+ Xen canh che phủ đất:

Vì sầu riêng được trồng với khoảng cách rộng do đó cần trồng xen để tăng thu nhập khi sầu riêng còn nhỏ. Có thể trồng chuối để tạo bóng mát cho sầu riêng con, hoặc các loại hoa màu ngắn ngày.
Xung quang gốc nên giữ sạch cỏ để tránh tăng ẩm độ, trong mùa khô cần che đất chung quanh gốc nhưng tránh phủ kín phần gốc thân.

+ Tạo hình và cắt tỉa:
Nên tỉa bỏ những cành mọc sát mặt đất thấp hơn 1m chỉ chừa 3-4 cành phân bố tốt trên thân. Loại bỏ những cành nhỏ yếu mọc ra từ những cành lớn bên trong tán. Thường xuyên loại bỏ những cành sâu bệnh, khô chết và dập gãy.

+ Xử lý ra hoa trái sớm:
Có thể làm cho cây ra hoa, cho trái sớm hơn chính vụ bằng cách tạo khô hạn, bón lân cao và phun xịt Cultar (nồng độ 750-1500 ppm tùy theo giống). Vì Cultar là chất hạn chế sinh trưởng thân lá.

Để liên hệ mua cây giống sầu riêng vui lòng gọi số 0987 884 946 hoặc 0979 589 557

+ Phòng trừ sâu bệnh:
– Rầy phấn:
Là một loại côn trùng chích hút làm rụng lá non hàng loạt, trị bằng Supracide khi vừa xuất hiện hoặc phun thuốc khi cây ra đọt non để ngừa, thuốc được sử dụng theo nồng độ khuyến cáo trên bao bì.

– Sâu đục trái:

Sâu có màu trắng xám nhạt thường đục vào bên trong trái đùn phân và mạt ra ngoài.

Cách phòng trị:

Vệ sinh vườn, dọn sạch các dư thừa thực vật trong vườn. Phun các loại thuốc trừ sâu như Sevin, DDVP nồng độ 0,2% ở giai đoạn trái đang phát triển, phun định kỳ 10-15 ngày một lần.

– Ruồi đục trái:

Gây hại từ ấu trùng (giòi) ở các giai đoạn phát triển của trái, đặc biệt lúc trái gần chín. Giòi tạo vết thương màu nâu to chung quanh vùng bị tấn công (gần đáy trái) làm trái rụng trước khi chín.
Cách phòng trị:
Dùng chuối, cam ,khóm chín trộn với thuốc Furadan để dụ và diệt ruồi, nhặt cỏ trái rụng, vệ sinh vườn.
– Bệnh nút gốc, chảy nhựa:
Do nấm Phytophthora palmivora gây ra, thường xảy ra vào giữa và cuối mùa mưa , nhất là lúc có thời tiết lạnh. Bệnh thường gây hại từ mặt đất lên đến chiều cao khoảng 1 m. Ðầu tiên phần gốc thân có các vết màu sậm, nhựa ứa ra có màu nâu đỏ, nặng có thể lan ra giáp vòng thân và làm cây héo, chết cả cây

Cách phòng trị:
+ Thoát nước tốt cho vườn trong mùa mưa .
+ Bón phân cân đối giữa N-P-K, thêm phần chuồng hoai mục.
+ Vệ sinh vườn , tạo điều kiện thông thoáng cho vườn cây.
+ Những vườn thường xảy ra bệnh có thể phòng bệnh bằng cách dùng Copper-Zin 80WP liều lượng 3-5%o phết vào gốc cây 2 lần/năm vào đầu và cuối mùa mưa.
+ Khi cây bị bệnh, cạo sạch vết bệnh có thể phun hoặc phết vào gốc cây bị bệnh 15-20ngày/lần với các loại thuốc như: Curzat M8 72WP, Ridomil MZ50WP hoặc Aliette 80 WP. Liều lượng 10-20g/8 lít( hoặc 50/lít, phết vào gốc).

– Bệnh nấm hồng:

Do nấm Corticium salmonicolor gây ra. Nấm tạo những mảng màu hồng trên vỏ cành, đôi khi thấy có các gai màu hồng phát triển từ các vết nứt trên vỏ thân, cành. Cành bị nhiễm nặng sẽ khô và chết.
Cách phòng trị:
Cắt tỉa cành tạo cho cây được thông thoáng, cắt bỏ những cành bệnh. Phun Rovral 50WP nồng độ 0,1-0,2% hoặc Copper-B, Benomyl nồng độ 0,1-0,2 %.
Để liên hệ mua cây giống sầu riêng vui lòng gọi số 0987 884 946 hoặc 0979 589 557
Kĩ thuật trồng đu đủ thái lan

Kĩ thuật trồng đu đủ thái lan

Để liên hệ mua cây giống Đu Đủ Thái Lan Vui lòng gọi số 0987 884 946 - 0979 589 557


Kỹ thuật trồng và chăm cây đu đủ Thái Lan
Kỹ thuật trồng và chăm cây đu đủ Thái Lan
Kỹ thuật trồng và chăm cây đu đủ Thái Lan
Kỹ thuật trồng và chăm cây đu đủ Thái Lan

Đu đủ Thái Lan là một loại giống đu đủ mới du nhập vào nước ta và được các hộ nông dân ở các tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đưa vào trồng. Giống đu đủ này có hiệu quả kinh tế cao ra trái quanh năm, trái to cân nặng khoảng 2kg, thịt cứng và ngọt bảo quản trái được lâu nên người tiêu dùng ưa chuộng. Nhận thấy cây đu đủ Thái Lan thích hợp với khí hậu thổ nhưỡng tại tỉnh Bình Phước nên đầu năm 2012 anh Vị đã đầu tư trồng 10ha. Giống đu đủ Thái Lan có tuổi thọ khai thác trên 4 năm. Từ khi trồng đến khi ra trái chỉ trong vòng 3 tháng. Trồng 1 cây nếu chăm sóc tốt mỗi năm cho khoảng 3 tạ trái, với mức giá luôn ổn định từ 8.000 – 10.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí mỗi năm một cây đu đủ cho lợi nhuận trên 2 triệu đồng. Với gần 7.500 cây đu đủ, trong năm 2012 vừa qua anh thu về hàng trăm triệu đồng.

Để liên hệ mua cây giống Đu Đủ Thái Lan Vui lòng gọi số 0987 884 946 - 0979 589 557

Kỹ thuật trồng và chăm cây đu đủ Thái Lan

Hố trồng có kích thước chiều dài, chiều rộng và chiều sâu là 60x60x30cm. Khoảng cách trồng: Hàng cách hàng 4m, cây cách cây 3m. Sau khi đào hố, tiến hành bón lót. Mỗi hố bón 10-15kg phân chuồng; 0,5kg lân; 0,2kg kali và 0,5kg vôi bột. Trộn đều tất cả phân với đất mặt rồi lấp đầy hố trồng.

Khi cây cao 20-30cm (1,5 – 2 tháng tuổi) phải vun gốc bón thúc bằng phân tổng hợp NPK hay DAP, hay bón 100g urê + 300g super lân + 50g kali quanh gốc sau đó tưới nước cho phân tan để cây hút được chất dinh dưỡng. Thường cứ 30-40 ngày làm cỏ, tỉa hoa, tỉa trái, cành lá một lần. Khi cây ra trái và hoa nhiều, cần thường xuyên tỉa bớt trái hư, hoa xấu, bỏ bớt những chùm trái quá dày.

Cắm cọc chống gió: Thông thường đu đủ đều trồng thẳng, khi gặp gió lớn phải cắm cọc chống gió, dùng 3 cây cọc cắm chéo hoặc 1 cây cọc cắm thẳng và cột chắc cây đu đủ vào cọc. Vào thời kỳ cây đậu trái nhiều mà gặp gió lớn có thể chặt bớt một số lá già gần gốc, để giảm bớt sức cản gió, chống đổ ngã hoặc gãy.
Để liên hệ mua cây giống Đu Đủ Thái Lan Vui lòng gọi số 0987 884 946 - 0979 589 557
Tỉa cành và hái trái: Sau khi xuống giống, nếu trên thân chính mọc ra nhánh con phải ngắt bỏ sớm. Vào thời kỳ đậu trái phải hái bỏ kịp thời những trái bị méo, bị sâu bệnh, những lá già héo chết phải ngắt bỏ luôn cuống lá.

Tưới nước: Đu đủ là loại cây cần nhiều nước nhưng rất sợ úng. Do đó cần cung cấp đầy đủ nước cho cây vào mùa nắng và thoát nước tốt cho cây vào mùa mưa.

Làm cỏ: Cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng và nơi trú ẩn của sâu bệnh. Cần làm thường xuyên quanh gốc.

Cách bón phân và phòng trừ bệnh cho cây

Đu đủ có trái quanh năm, vì vậy cần phải bón phân để cung cấp dinh dưỡng cho cây nuôi hoa, trái. Ngoài việc bón lót trước khi trồng, cần bón thúc các loại phân hữu cơ, đạm, lân, kali trong đó chú ý đến lân, kali. Lượng phân bón cho 1 cây như sau:

Năm thứ 1: phân chuồng 10-15kg + 0,3-0,5kg urê + 0,5-1kg lân super + 0,2-0,3kg kali sulfat.

Năm thứ 2: Phân chuồng 15-20kg + 0,3-0,4kg urê + 1-1,5kg lân super + 0,3-0,4kg kali sulfat… Lưu ý, khi bón phân cần xăm đất, rải phân kết hợp với vun gốc lấp phân cho cây. Cũng có thể chia lượng phân ra bón nhiều lần. Các đợt bón kết hợp với làm cỏ vun gốc cho cây. Bón thúc 3 lần trong năm đầu. Lần 1 sau trồng 4 – 6 tuần; lần 2 khi cây ra hoa kết trái; lần 3 khi trái lớn. Trong quá trình sinh trưởng, đu đủ có thể bị một số bệnh như sau: – Bệnh phấn trắng: Phòng trị bằng cách phun Anvil 0,2%, Rovzal 0,2%.

Bệnh cháy lá: gây cháy lá và làm cho lá biến màu, khô rụng. Phun Kitazin 0,2% có thể hỗn hợp với vôi.
Để liên hệ mua cây giống Đu Đủ Thái Lan Vui lòng gọi số 0987 884 946 - 0979 589 557
Bệnh thối cổ rễ: Hay xảy ra ở nơi ẩm ướt, nơi đất có mực nước ngầm cao thường bị ngập úng. Những nơi này trồng đu đủ phải lên liếp cao và chú ý đắp gốc.

Rệp sáp: Làm hại lá và trái non, những cây bị bệnh này dùng Bi 58 tỷ lệ 0,1-0,2% phun cho cây bệnh.

Theo anh Nguyễn Viết Vị, để phòng tránh bệnh và khắc phục các tác hại trên, nên thực hiện tốt luân canh cây trồng, chọn giống kháng bệnh, bón cân đối NPK để cây khỏe, chống chịu bệnh tốt. Phát hiện sớm bệnh để phun thuốc. Giống đu đủ này phù hợp với những vùng đất dốc lại tương đối dễ trồng. Trung bình 1 cây đu đủ một năm phải đầu tư trên 1 triệu đồng bao gồm: tiền giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và công chăm sóc. Đặc biệt, tùy theo thời tiết để điều tiết lượng nước cho phù hợp.
Để liên hệ mua cây giống Đu Đủ Thái Lan Vui lòng gọi số 0987 884 946 - 0979 589 557
Kĩ thuật trồng cây Đu Đủ Đài Loan

Kĩ thuật trồng cây Đu Đủ Đài Loan

Liên hệ  mua cây giống đu đủ đài loan hồng phi gọi số điện thoại 0987 884 946 - 0979 589 557

Kĩ thuật trồng cây Đu Đủ Đài Loan
Kĩ thuật trồng cây Đu Đủ Đài Loan
Kĩ thuật trồng cây Đu Đủ Đài Loan
Kĩ thuật trồng cây Đu Đủ Đài Loan

Giống đu đủ Đài Loan được trồng phổ biến ở Việt Nam hiện nay, là giống lai F1 nhập của Đài Loan, cây sinh trưởng khoẻ, có khả năng chống chịu bệnh virus cao, cho năng suất quả 60-70kg/cây. Đu đủ Đài Loan cho thịt quả màu vàng cam, ngọt, thơm, mềm mà không nát, vỏ quả cứng dễ bảo quản và vận chuyển. Quả nặng trung bình 1,5kg, song có quả đạt 3kg.

Kỹ thuật gieo ươm cây giống

– Ngâm ủ hạt giống: Chọn hạt giống có tỷ lệ nảy mầm cao, ngâm hạt vào nước, loại bỏ các hạt lép lửng, chỉ lấy các hạt chắc mẩy chìm dưới nước. Ngâm hạt trong nước ấm 3 sôi 2 lạnh trong 5 giờ rồi tiến hành ủ hạt trong bao tải đay ẩm. Thời gian ủ 4-5 ngày, hàng ngày nhặt các hạt nứt nanh nảy mầm mang gieo.

– Làm bầu gieo cây giống: Dùng túi nilon kích thước 12x7cm (có đục lỗ thoát nước), lấy đất phù sa hay thịt nhẹ, làm đất nhỏ kỹ, trộn phân chuồng hoai mục với tỷ lệ 3 đất 1 phân cho vào đầy túi. Mỗi bầu túi gieo một hạt, ấn nhẹ hạt vào trong bầu và phủ ít đất mịn lên trên. Gieo hạt xong cần tưới ẩm. Xếp các bầu cây vào khay, để ở nơi có mái che nắng mưa cho cây, nếu có điều kiện gieo trong nhà lưới là tốt nhất.

Tưới hàng ngày cho cây đủ ẩm bằng bình bơm, khi cây có 2-4 lá thật thì 2 ngày tưới 1 lần, điều chỉnh giàn che để cây con có đủ ánh sáng, cây sinh trưởng mới tốt, cây mọc thẳng và cứng cáp. Làm sạch cỏ và phòng trừ sâu bệnh hại cho cây con. Khi cây có 4-5 lá thật, cao 15-20cm có thể xuất vườn. Đu đủ Đài Loan cho năng suất cao và chất lượng quả rất tốt, song là cây giống lai F1 nên hạt không dùng để gieo làm giống được.

Liên hệ  mua cây giống đu đủ đài loan hồng phi gọi số điện thoại 0987 884 946 - 0979 589 557

Kỹ thuật trồng

Có thể trồng đu đủ vụ xuân (tháng 3-4) hay vụ thu (tháng 9-10). Đu đủ sau trồng 2,5 tháng thì ra hoa, sau trồng 7 tháng thì cho thu hoạch quả xanh, thu hoạch quả chín thì sau 9 tháng.

Trồng đu đủ theo hố, kích thước dài/rộng/sâu là 60/60/30cm, khoảng cách trồng 2,5x2m (khoảng 2.000 cây/ha). Sau khi đào hố, tiến hành bón lót. Mỗi hố bón 10-15kg phân chuồng, 0,5kg lân, 0,2kg kali, 0,5kg vôi bột. Trộn đều tất cả phân với đất mặt rồi lấp đầy hố trồng.

Đặt bầu cây giữa hố, dùng dao sắc rạch nhẹ gỡ bỏ bầu nilon (không làm vỡ bầu), vun đất quanh bầu, nén chặt gốc và tưới đủ ẩm cho cây. Dùng rơm rạ hay bèo phủ giữ ẩm cho đất. Khi cây bén rễ sinh trưởng tốt, cắm cọc ghì cây để giữ cây khỏi đổ qua mưa gió bão, khi cây lớn nới dần dây buộc.

Chăm sóc đu đủ

Bón thúc 3 lần trong năm đầu: lần 1 sau trồng 4-6 tuần, lần 2 khi cây ra hoa kết quả, lần 3 khi quả lớn. Mỗi lần bón 200g urê, 100g lân, 200g kali. Hoà toàn bộ phân vào nước, tưới xung quanh và cách gốc 30-40cm. Khi cây mang quả nặng cần cắm cọc chống gió bão cho đu đủ, cắt bỏ lá già gần gốc, khơi rãnh thoát nước chống úng cho cây; làm sạch cỏ dại, xới xáo cho đất thông thoáng. Mùa khô cần ủ rơm rạ quanh gốc giữ ẩm cho cây. Năm sau, cây đu đủ thường phát triển kém đi, chọn để lại những cây khoẻ, loại bỏ cây yếu kém và trồng thế bằng cây con mới. Chế độ chăm sóc năm sau không khác gì năm đầu.

Liên hệ  mua cây giống đu đủ đài loan hồng phi gọi số điện thoại 0987 884 946 - 0979 589 557

Trong quá trình sinh trưởng, đu đủ có thể bị một số sâu hại như rệp sáp, bọ nhảy, bọ xít, nhện đỏ… phá. Có thể phun Decis 2,5 ND (nồng độ 0,1%), Trebon (1%) khi mật độ sâu hại cao. Các bệnh hại đu đủ như virus xoăn ngọn đốm vàng, bệnh phấn trắng, bệnh thán thư… Để phòng tránh bệnh nên thực hiện tốt luân canh cây trồng, chọn trồng giống kháng bệnh, bón cân đối NPK để cây khoẻ, chống chịu bệnh tốt. Phát hiện sớm bệnh để phun Daconil, Topsin hay Zineb, Mancozeb (đối với các bệnh nấm phấn trắng hay thán thư).

Thu hoạch


Đu đủ sau trồng 7 tháng có thể thu hoạch quả làm rau xanh, thu quả chín sau trồng 9-10 tháng. Quả chín, nên thu quả khi trên quả đã xuất hiện các sọc vàng nhạt, lúc này vật chất khô trong quả đã tích luỹ tối đa để khi làm chín, quả đạt chất lượng thương phẩm tốt, song không bị quá xanh, ăn sẽ nhạt. Mỗi cây có thể cho thu hoạch trung bình 70kg quả, cây cho thu hoạch cao có thể đạt 100-120kg quả/cây.

Liên hệ  mua cây giống đu đủ đài loan hồng phi gọi số điện thoại 0987 884 946 - 0979 589 557

Đu đủ Đài Loan: Dễ trồng, năng suất cao

Đu đủ Đài Loan dễ trồng, vốn đầu tư thấp, ít sâu bệnh nhưng lại cho năng suất cao. Mô hình kinh tế này đang được bà con nông dân chú ý.

Theo nhiều người dân Khánh Vĩnh (Khánh Hòa), chuyện trồng đu đủ giống Đài Loan không còn mới. Một số hộ dân vẫn trồng trong vườn nhà để phục vụ cho cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, trồng đu đủ Đài Loan mang lại giá trị kinh tế cao vẫn còn hiếm. Ông Ngô Văn Tú – Chủ tịch Hội Nông dân xã Sông Cầu, giới thiệu với chúng tôi gia đình anh Nguyễn Văn Khoa ở thôn Đông trồng đu đủ Đài Loan có thu nhập cao. Đây là mô hình trồng đu đủ Đài Loan đầu tiên có hiệu quả và được nhiều nông dân chú ý. Mô hình kinh tế này đã từng được Hội Nông dân xã Sông Cầu giới thiệu với Hội Nông dân huyện Khánh Vĩnh nhằm tạo hướng làm ăn mới cho bà con nông dân.

Đu đủ Đài Loan dễ trồng, ít sâu bệnh nhưng cho thu nhập khá. Đặc điểm của giống đu đủ này là cây thấp, ra hoa quanh năm, trái rất sai và to. Nếu điều kiện chăm sóc tốt, mỗi cây ra 1 đợt trung bình từ 30 quả trở lên. 1 quả thường có trọng lượng khoảng 1,5 – 2kg. Anh Khoa cho biết, anh lập vườn đu đủ vào tháng 12-2005, diện tích 0,5 ha, trồng khoảng 700 gốc. Đến thời điểm này, vườn đu đủ cho trái đã gần 3 tháng. Anh thu nhập bình quân mỗi tháng 5 triệu đồng. Lái buôn đặt mua sản phẩm tận vườn nhưng không có để bán. Do đặc điểm trái to, ruột tím, giòn và khi chín có màu sắc đẹp hơn đu đủ thường nên được nhiều người mua, nhất là trong các dịp lễ, Tết.

Liên hệ  mua cây giống đu đủ đài loan hồng phi gọi số điện thoại 0987 884 946 - 0979 589 557

Kĩ thuật trồng cây cam V2- Cam Valencia

Để Liên Hệ Mua Cây giống Cam V2 vui lòng gọi số điện thoại  0987 884 946 - 0979 589 557
Kĩ thuật trồng cây cam V2- Cam Valencia
Kĩ thuật trồng cây cam V2- Cam Valencia
Kĩ thuật trồng cây cam V2- Cam Valencia
Kĩ thuật trồng cây cam V2- Cam Valencia


1. Chuẩn bị đất và chuẩn bị đất trồng:

* Chọn đất: – Có tầng dầy từ 1 m trở lên, kết cấu xốp để giữ mầu, và thoát nước tốt, giàu mùn và các chất dinh dưỡng. Độ dốc của đất từ 3- 20o (tốt nhất là 3-80 ).

– Chọn địa điểm trồng: + Xa các vườn cây ăn quả có múi đã bị nhiễm bệnh virus hoặc tương tự virus, bệnh vi khuẩn như bệnh loét.

+ Không trồng trên các vườn đã trồng cây ăn quả có múi cũ đã có triệu chứng tiền nhiễm tuyến trùng hoặc các bệnh nấm như Phytophthora.

+ Không nên trồng trên các vùng quá khô hạn, xa nguồn nước tưới hoặc nơi đất trũng, khó thoát nước.

+ Vệ sinh đồng ruộng: Chặt bỏ các cây có múi bị bệnh virus hoặc tương tự virus ở vùng xung quanh.

– Giải phóng đất sớm trước khi trồng. Nếu là đất chu kì 2 nên trồng 2-3 vụ cây họ đậu để cải tạo đất.

+ Tạo cách ly không gian với các vùng xung quanh để tránh các vectors lây nhiễm bệnh: Trồng hàng cây chắn gió, tốt nhất nên trồng bạch đàn, keo tai tượng, cao su… Hàng cây chắn gió có thể ngăn được một số loài sâu bệnh hại, vectors truyền bệnh và ngăn cản được những đợt gió mạnh và nóng đặc biệt là các tỉnh Bắc Trung bộ… làm giảm nhiệt độ và giảm thoát nước bề mặt khi gặp gió Tây Nam.

* Chuẩn bị đất trồng

Bao gồm: phát quang, san mặt bằng; thiết kế vườn trồng; đào hố; bón phân lót và lấp hố; các công việc khác như làm đường, mương rãnh tưới tiêu nước,…

– Phát quang và san ủi mặt bằng

+ Đối với những đồi rừng chuyển sang trồng cây ăn quả nói chung và trồng cam V2 đều phải phát quang, thậm chí phải đánh bỏ toàn bộ rễ cây rừng và san ủi tạo mặt phẳng tương đối để cho việc thiết kế vườn được dễ dàng. Trừ những nơi đất quá dốc ( từ khoảng 100 trở lên ) sẽ áp dụng biện pháp làm đất tối thiểu, nghĩa là chỉ phát quang, dãy cỏ, san lấp những chỗ quá gồ ghề sau đó thiết kế và đào hố trồng cây, còn ở những nơi đất không quá dốc hoặc bằng, sau khi phát quang, san ủi sơ bộ có thể dùng cày máy hoặc cày trâu cày bừa một lượt để vừa sạch cỏ vừa tạo cho bề mặt vườn tơi xốp ngăn được sự bốc hơi nước của vườn sau khi bị phát quang.

+ Đối với các loại đất chuyển đổi khác sang trồng cam V2 cũng cần phải dọn sạch và tạo lại mặt bằng trước khi thiết kế .

– Thiết kế vườn trồng

Thiết kế vườn trồng bao gồm các nội dung công việc như bố trí lô thửa, đường đi, mương, rãnh tưới tiêu nước, bố trí mật độ, khoảng cách vv…

+ Tuỳ theo quy mô diện tích và địa hình đất mà có thiết kế vườn trồng một cách phù hợp. Đối với đất bằng hoặc có độ dốc từ 3 – 50 nên bố trí cây theo kiểu hình vuông, hình chữ nhật hoặc hình tam giác ( kiểu nanh sấu ). Đất có độ dốc từ 5 – 100 phải trồng cây theo đường đồng mức, khoảng cách của hàng cây là khoảng cách của đường đồng mức. Ở độ dốc 8 –100 nên thiết kế đường đồng mức theo kiểu bậc thang đơn giản , dưới 80 có thể áp dụng biện pháp làm đất tối thiểu, trên 100 phải thiết kế đường đồng mức theo kiểu bậc thang kiên cố.

+ Đối với vườn diện tích nhỏ dưới 1ha không cần phải thiết kế đường giao thông, song với diện tích lớn hơn thậm chí tới 5 – 10 ha cần phải phân thành từng lô nhỏ có diện tích từ 0,5 đến 1ha/lô và có đường giao thông rộng để có thể vận chuyển vật tư phân bón và sản phẩm thu hoạch bằng xe cơ giới, đặc biệt đối với đất dốc cần phải bố trí đường

+ Thiết kế lô, thửa, xây dựng hệ thống chống xói mòn, hệ thống tưới và thoát nước.

+ Chọn cây ngắn ngày trồng xem thích hợp, nhất là cây họ đậu.

Để Liên Hệ Mua Cây giống Cam V2 vui lòng gọi số điện thoại  0987 884 946 - 0979 589 557



2. Thời vụ trồng:
Ở các tỉnh phía Bắc thời vụ trồng cam quýt là mùa xuân (Tháng 2 – 4) hoặc mùa thu. Nhưng tốt nhất là trồng vào mùa xuân hoặc đầu mùa mưa.

3. Mật độ: Mật độ trồng nên trồng 4 x 5 m.

4. Kỹ thuật trồng

– Đào hố : hố trồng cam có kích thước 0,8 x 0,8 x 0,8m hoặc 1 x 1 x 1m, khi đào hố cần lưu ý để lớp đất mặt về một phía, lớp đất phía dưới về một phía. Sau khi đào hố xong, hố được phơi khô ít nhất là 1 tháng, dùng 1kg vôi bột rắc xung quanh hố. Ở các vùng đất cứng, thoát nước kém hố đào sâu có thể trở thành vũng nước mưa, gây nghẹt rễ, cần có biện pháp thoát nước.

– Chuẩn bị phân bón lót: Mỗi hố bón từ 50- 80kg phân chuồng hoai mục + 1kg P2O5 + 5 – 10 kg xỉ than trộn với lớp đất phía dưới cho vào hố, lớp đất mặt + 100g urê + 100g K2O5. Trồng xong nên phủ gốc để chống thoát hơi nước và cỏ dại, phủ cách gốc 10cm.

– Chăm sóc

+ Làm cỏ: Cỏ xung quanh gốc cần được nhổ sạch. Phần đường lô nên chỉ cắt cỏ để giữ ẩm, chống xói mòn đất và là nơi cư trú của côn trùng có ích trong vườn cam.

+ Bón phân: Bón phân nhằm cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây bao gồm nguyên tố đa lượng (N, P, K, Ca), các nguyên tố vi lượng (Bo, Cu, Zn, Mn, Mg…) để cây sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất và chất lượng cao, tăng cường khả năng chống chịu sâu bệnh hại. Hàng năm cần bón bổ sung 30- 40kg phân chuồng hoặc phân hữu cơ/cây kết hợp với bón phân hoá học. Cách bón: Đào rãnh sâu 25-30cm theo tán cây, bón rồi lấp đất lại và tưới nước.

+ Tỉa cành tạo tán: Sau khi trồng cây đã ổn định tiến hành cắt cành ngọn để tạo tán cho cây phát triển thành 3-4 cành cấp I theo 4 hướng, từ mỗi cành cấp I lại để 3-4 cành cấp II…

Các cành vượt cũng thường xuyên cắt tỉa (chú ý cắt sát thân cành để tạo mô sẹo).

Cành mang quả nhiều cũng cần tỉa quả để quả phát triển đồng đều.

+ Tưới nước: Sau khi trồng nên tưới nước 2-3 lần nếu trời không mưa để tạo điều kiện cho rễ phát triển. Những nơi có hệ thống tưới cần chú ý tưới cho cây ở thời kỳ phát lộc hoặc sau các đợt bón phân.

– Chống tái nhiễm bệnh: Thường xuyên thăm vườn, cắt cành hoặc chặt bỏ cành, cây có triệu chứng bệnh greening và các bệnh virus khác.

Phun thuốc trừ sâu nội hấp khi phát hiện rầy chổng cánh (Diaphorina citri) môi giới truyền bệnh greening và rệp aphid môi giới truyền bệnh Tristeza (chú ý các đợt lộc).

4. Phòng trừ tổng hợp các loại sâu bệnh
: Trong vườn cây có múi nhiều loại sâu bệnh khác như: sâu đục thân, sâu vẽ bùa, nhện, bệnh loét, bệnh chảy gôm… Các loại sâu bệnh này chỉ có thể phòng trừ có hiệu quả bằng việc áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp.

Để Liên Hệ Mua Cây giống Cam V2 vui lòng gọi số điện thoại  0987 884 946 - 0979 589 557

4.1. Sâu hại

Sâu vẽ bùa (Phyllosnis Citrella) : Phá hoại chủ yếu ở thời kỳ vườn ươm và cây nhỏ 3-4 năm đầu mới trồng. Trên cây lớn thường phá hoại vào thời kỳ lộc non, nhất là đợt lộc xuân. Dù ở thời kỳ nào của cây cam, sâu chỉ đẻ trứng và phá trên các búp non. Sâu non nở ra ăn lớp biểu bì trên lá, tạo thành những vết ngoằn ngèo,có phủ sáp trắng,lá xoăn lại , cuối đường cong vẽ trên mặt lá có sâu non bằng đầu kim. Sâu phá hoại mạnh ở tất cả các tháng trong năm (mạnh nhất là từ tháng 2 tới tháng 10).

Phun thuốc phòng 1-2 lần trong mỗi đợt cây có lộc non là hiệu quả nhất (lúc lá non dài1-2 cm)

Dùng thuốc Trebon hoặc Sherpa pha với nồng độ 1/1000 – 1,5/1000. Khi xuất hiện sâu trừ diệt bằng một trong hai loại thuốc trên nhưng cần pha thêm dầu Cantect để phun trừ thì diệt sâu mới có hiệu quả. Phun ướt hết mặt lá.

Sâu đục thân (Chelidonium argentatum), đục cành (Nadezhdiella cantori) xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 9.

– Đặc điểm gây hại:

Sâu trưởng thành đẻ trứng vào các kẽ nứt trên thân, cành chính. Sâu non nở ra đục vào phần gỗ tạo ra các lỗ đục, trên vết đục xuất hiện lớp phân mùn cưa đùn ra.

– Phòng trừ:

+ Bắt diệt sâu trưởng thành (Xén tóc)

+ Phát hiện sớm vết đục, dùng dây thép nhỏ luồn vào lỗ đục để bắt sâu non

+ Sau thu hoạch (tháng 11 – 12) quét vôi vào gốc cây để diệt trứng

+ Bơm các loại thuốc xông hơi như Ofatox 400 EC 0,1%; Supracide 40ND 0,2% vào các vết đục, sau sau đó dùng đất dẻo bít miệng lỗ lại để diệt sâu.

Chú ý: sâu đục thân đục cành thường đẻ trứng ở các kẽ nứt của vở ở phần thân cây và gốc cây, vì vậy vào tháng 11- 12 thường dùng vôi quét vào gốc cây sẽ có tác dụng làm nấp những kẽ nứt ở vỏ cây không cho sâu có chỗ đẻ trứng và tiêu diệt (làm bị ung những trứng sâu đã đẻ trong kẽ nứt)

Để Liên Hệ Mua Cây giống Cam V2 vui lòng gọi số điện thoại  0987 884 946 - 0979 589 557
Nhện đỏ (Paratetranychus Citri) : Phát sinh quanh năm hại lá chính, chủ yếu vào vụ đông xuân.

Nhện đỏ rất nhỏ, thường tụ tập thành những đám nhỏ ở dưới mặt lá, hút dịch lá làm cho lá bị héo đi. Trên lá nơi nhện tụ tập thường nhìn thấy những vùng tròn bị bạc hơn so với chỗ lá không có nhện, hơi phồng lên nhăn nheo. Những cây cam quýt hoặc vườn cam quýt gần nương chè thường hay có nhện đỏ phá hoại.

Nhện trắng (Phyllocoptes oleivorus) phát sinh chủ yếu trong thời kỳ khô hạn kéo dài và ít ánh sáng (trời âm u hoặc cây bị che bởi các cây khác). Nhện trắng là nguyên nhân chủ yếu gây ra rám quả, các vết màu vàng sáng ở dưới mặt lá.

Để chống nhện trắng và nhện đỏ, dùng thuốc Monocrophos 56% để phun với nồng độ 1- 2% (tức 10- 20 ml thuốc/10 lít nước), hoặc dùng thuốc Methamidophos 600 dạng nước pha nồng độ 1- 2% để phun. Nếu không có 2 loại thuốc trên thì dùng Kentan (thuốc vẫn dùng cho chè) pha nồng độ 1- 2/1000. Cần phun ướt cả mặt dưới lá và phun lúc cây đang ra lộc non để phòng. Nếu đã bị phá hại phải phun liên tục mỗi lần cách nhau 5- 7 ngày.

Rệp cam : chủ yếu hại các lá non cành non. Lá bị xoán rộp lên, rệp tiết nước nhờn khiến lá bị muội đen.

Rệp sáp : trên mình phủ 1 lớp bông hoặc sáp màu trắng hình gậy, hình vảy ốc, có thể màu hồng hoặc màu xám nâu.Cam ở gần ruộng mía thường hay bị rệp từ mía lan sang.

Dùng Trebon, Sherpa pha với nồng đọ 1- 2/1000 phun 1- 2 lần vào thời kỳ lá non. Khi xuất hiện rệp, muốn điều trị có hiệu quả cần pha thêm một ít xà phòng để có tác dụng phá lớp sáp phủ trên người rệp làm cho thuôc dễ thấm.

Ruồi vàng hại quả

Ruồi trưởng thành đẻ trứng vào vỏ quả, sâu non nở thành dòi đục vào trong quả làm thối quả. Khi trứng chưa nở ngoài vỏ quả cam chỉ thấy một vết châm rất nhỏ, nhưng khi trứng nở thành dòi vết châm bị thâm nâu và lan rộng, ấn tay vào thấy nước cam phòi ra, bên trong quả đã rất nhiêu dòi. Dùng bả gồm Methyl Eugenol 90 – 95% + 5 –10% Nalet. 2ml cho một bả, mỗi bả dùng cho 50 cây, đánh liên tục 10 – 12 lần trong mùa quả chín. Phun Sherpa, Trebon 1 – 2/1000 cho vườn cây 3 – 4 lần, cách nhau 5 –7 ngày.

4.2. Bệnh hại

4. 2.1. Các bệnh do nấm

* Bệnh loét cam quýt (Xanthomonas Citri) và bệnh sẹo (Ensinoe Faucetti Jenk) gây hại chủ yếu ở thời kỳ vườn ươm và cây mới trồng 1-3 năm. Trên lá thấy xuất hiện các bệnh màu nâu, có thể lốm đốm hoặc dầy đặc trên mặt lá, hình tròn, bề mặt vết bệnh sần sùi gồ ghề. Nếu bệnh xuất hiện trên cành sẽ nhìn thấy các đám sần sùi giống như ghẻ nở có màu vàng hoặc màu nâu. Cành bị nhiều vết bệnh sẽ khô và chết.

Trị bệnh loét sẹo bằng cách phun boocđô 1-2% hoặc thuốc Kasuran 1/1000.

Cách pha thuốc boocđô cho bình 10 lít:

– Dùng 0,1 kg sunfat đồng + 0,2 kg vôi tôi (nồng độ 1%)

– Lấy 7 lít nước pha với đồng sunfat đánh cho tan đều pha với 3 lít nước đã pha với vôi, lọc bỏ cặn bã (làm như vậy để tránh kết tủa khi phun không bị tắc vòi phun)

* Bệnh chảy gôm (Phytophthora Citropthora): bệnh thường phát sinh ở phần gốc cây cam quýt cách mặt đất từ 20 – 30 cm trở xuống cổ rễ.

Giai đoạn đầu bệnh mới phát sinh thường vỏ cây bị những vết nứt và chảy nhựa (gôm). Bóc lớp vỏ ra ở phần gỗ bị hại có màu xám và có thể nhìn thấy sợi nâu hoặc đen chạy dọc theo thớ gỗ. Bệnh nặng lớp vỏ bị hại sẽ thối rữa và tuột khỏi thân cây, phần gỗ bên trong lớp vỏ hoá đen xám. Nếu tất cả xung quanh phần cổ rễ bị hại cây sẽ bị chết ngay, còn bị hại một phần thì lá bị vàng cây sinh trưởng kém. Bới sâu xuống đất có thể thấy nhiều rễ cũng bị thối. Những địa hình thoát nước kém cây dễ bị bệnh chảy gôm.

Cách phòng trị : dùng thuốc boocđô 1-2% để phun trên cây và đổ trực tiếp vào vết bệnh. Nếu cả rễ bị bệnh có thể đào lên loại bỏ rễ thối và xử lý thuốc. Ngoài ra có thể dùng thuốc Aliette hoặc thuốc benlat pha với nồng độ 2/1000 để xử lý các vết bệnh và phun trên lá.

Để Liên Hệ Mua Cây giống Cam V2 vui lòng gọi số điện thoại  0987 884 946 - 0979 589 557

4.2.2. Các bệnh do virus.

* Bệnh greening (Bệnh gân xanh lá vàng)

Tác nhân gây bệnh là một vi khuẩn sống trong tế bào, gram âm, phá hại chủ yếu các mạch libe ở các bộ phận còn non, rất phổ biến ở Đông Nam á.

Triệu chứng: + Trên cây nhỏ, cây lùn nhỏ, tán lá không đều, lá nhỏ đi. Lá biến vàng lốm đốm hoặc vàng lá gân xanh.

+ Trên cây lớn: Cũng giống như cây nhỏ nhưng chỉ xuất hiện trên một vài lá, một vài cành, bị nặng thì mới xuất hiện trên toàn cây.

Bệnh lây truyền qua chiết ghép và môi giới truyền bệnh phòng trừ bệnh greening cũng như nhiều bệnh vi rút khác cần tiến hành theo 2 hướng: giảm số lượng côn trùng môi giới trong tự nhiên và dùng cây giống sạch bệnh.

Để hạn chế bệnh Greening: Trồng xen ổi với mật độ 2 hàng cam Valencia, 1 hàng ổi có tác dụng rõ trong việc hạn chế sự xuất hiện của rày chổng cánh – đối tượng truyền bệnh nguy hiểm.

* Bệnh Tristeza

Triệu chứng giống như bệnh Greening, nhưng phần bị bệnh phá hại là gốc cây, cho nên khi cây bị bệnh thì toàn bộ lá trên cây đều bị vàng, giống như bệnh chảy gôm. Chỉ khác bệnh chảy gôm là lá cây bị bệnh tristeza chuyển màu vàng gần trong và bị biến dạng, sinh cành, còn cây bị bệnh chảy gôm thì lá chỉ bị vàng và không bị biến dạng.

Gốc cây bị bệnh, có thể bị những vết lõm, vỏ chỗ vết lõm bị nứt. Nếu bóc lớp vỏ ra thấy phần gỗ bên trong bị hoá bẩn (nhìn thấy một đám trắng xôm xốp). Nhìn kỹ thấy những mụn gỗ nhỏ li ti nổi lên đám gỗ hoá bần. Cây bị bệnh Tristeza chết rất nhanh, từ khi phát hiện thấy vàng lá chỉ trong vòng vài tuần hoặc một tháng cây có thể chết.
Lịch phát sinh sâu bệnh hại thường thay đổi tuỳ thuộc vào điệu kiện cụ thể của từng năm. Cần theo dõi thường xuyện diễn biến sâu bệnh hại để có biện pháp phòng trừ kịp thời.
Để Liên Hệ Mua Cây giống Cam V2 vui lòng gọi số điện thoại  0987 884 946 - 0979 589 557
5. Thu hoạch và bảo quản

– Cần thu hoạch kịp thời để không ảnh hưởng tới phẩm chất quả. Khi quả có 1/3 – 1/2 vỏ quả chuyển màu là thu hoạch được.

– Khi thu hái nên dung kéo cắt cuống quả, không làm xây xát vỏ quả, gãy cành. Phân loại trước khi cất giữ hoặc vận chuyển bán ngoài thị trường.

Kĩ thuật trồng cây Bưởi

Để liên hệ mua cây bưởi giống vui lòng gọi số 0987 884 946 - Ks Thủy hoặc 0979 589 557



Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bưởi
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bưởi 
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bưởi 
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bưởi 
 
1 Làm đất
* Làm đất và đào hố: Làm sạch cỏ dại, đào hố theo kích thước, rộng 60 cm, sâu 60 cm.

* Bón lót/hố:
– Phân chuồng hoai mục:- Super lân:- Vôi bột: 20-30 kg0,5-0,7 kg0,3-0,5 kg


(Nếu không có phân chuồng thì bón thay bằng 5-7 kg phân vi sinh)

2. Thời vụ, mật độ, cách trồng

* Thời vụ:

– Vụ Xuân trồng tháng 2-4.

– Vụ Thu trồng tháng 8-10.

* Mật độ, khoảng cách:

Tuỳ theo từng vùng đất xấu tốt và bố trí mật độ khác nhau: Khoảng cách trung bình (4.5x5m), mật độ 333 cây/ha. Điều kiện thâm canh cao có thể trổng dày khoảng cách (3 x 3,5 m), mật độ 800 – 1.000 cây/ha. Vùng đồi có thể trồng với khoảng cách (6-7 m), mật độ 238-300 cây/ha.

* Cách trồng:

Hố phải đào trước khi trồng khoảng 1 tháng. Trộn đều toàn bộ lượng phân ở trên với lớp đất trên mặt, sau đó cho xuống đáy hố, tiếp theo lấp đất thành ụ cao so với mặt hố 15-20 cm. Vét một hố nhỏ đặt bầu rồi lấp đất vừa kín bầu và nén chặt. Sau đó cắm cọc chéo chữ X vào cây và buộc để tránh làm lay gốc làm chết cây.

Để liên hệ mua cây bưởi giống vui lòng gọi số 0987 884 946 - Ks Thủy hoặc 0979 589 557

3. Chăm sóc sau khi trồng

* Tưới nước: Sau khi trồng xong cần phải tưới nước ngay. Nếu trời nắng hạn tưới 1lần/ngày đến khi cây hồi phục sinh trưởng. Sau đó tuỳ điều kiện sinh trưởng và thời tiết để tưới.

* Bón phân:

– Thời kỳ cây còn nhỏ 1-3 tuổi: Hàng năm cần bón thúc vào thời điểm: Tháng 1, tháng 2, tháng 5 và tháng 11.

Lượng bón:
– Phân hữu cơ hoai mục:- Đạm Urê:- Super lân:- Kali: 5-20 kg0,1-0,2 kg/cây0,2-0,5 kg/cây0,1-0,2 kg/cây


Khi bón cần kết hợp xới xáo, làm cỏ.

– Thời kỳ thu hoạch từ năm thứ 4 trở đi: Hàng năm cần bón thúc vào thời điểm:

+ Bón cơ bản (tháng 8 – tháng 11): Phân hữu cơ + Super lân + Vôi.

+ Bón đón hoa, cành xuân từ 15/1 – 15/3: Đạm Urê + Kali.

+ Bón thúc tăng trọng quả vào tháng 5: Đạm Urê + Kali.

+ Bón thúc cành thu và tăng trọng quả tháng 7 – tháng 8: Đạm Urê + Kali.

Ngoài ra bón cho cây sau khi thu hoạch làm cây chóng phục hồi, lượng bón thúc như sau:
– Phân hữu cơ hoai mục:- Đạm Urê:- Super lân:- Kali:



– Vôi bột: 20-30 kg/cây0,5-0,8 kg/cây0,5-1,0 kg/cây0,1-0,3 kg/cây



0,5-1 kg/cây


Các năm sau lượng phân tăng theo tuổi cây, năng suất quả và tuỳ thuộc loại đất để tăng hoặc giảm lượng phân bón.

Cách bón: Đào rãnh hoặc hốc rộng 20 cm, sâu 15-20 cm xung quanh tán cây, rắc phân lấp đất, tưới đẫm nước.

* Bón tỉa cây

Khi cây có quả, sau mỗi lần thu hoạch cần đốn tỉa bỏ cành nhỏ, cành trong tán, cành sâu bệnh… và tiến hành thường xuyên tạo thuận lợi cho việc hình thành quả.

* Phòng trừ sâu bệnh

Thường xuyên kiểm tra vườn cây, phát hiện sâu bệnh kịp thời.

Sử dụng các biện pháp canh tác (xén tỉa cành lá sâu bệnh…) sử dụng các loại thuốc BVTV sinh học, thuốc hoá học ít độc, không dùng thuốc cấm và chú ý sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng và chú ý một số loại sâu bệnh…

– Bọ xít, nhện chích hút, rầy, rệp phun: Sherpa 25 EC; Trebon 2,5 EC; Pegasus 500 EC; Actara 25 WG; Danitol 10 EC…

– Sâu đục thân, ruồi đục quả, dòi hại lá (sâu vẽ bùa), hại hoa phun: Sumicidin 20 EC; Padan 95 SP…

– Bệnh loét sẹo, đốm lá thân và cành lớn, thân quả cần phun: Rhidomil MZ 73 WP; Score 250 EC; thuốc gốc đồng…

Ngoài ra có thể dùng Basudin 10 G để trị kiến, mối, bọ cánh cứng: Trộn tỷ lệ 1 thuốc + 10 cát rắc xung quanh gốc và hố.

* Chú ý: Sử dụng thuốc theo nồng độ ghi ở nhãn thuốc.

Để liên hệ mua cây bưởi giống vui lòng gọi số 0987 884 946 - Ks Thủy hoặc 0979 589 557

III. Thu hoạch và bảo quản

Nên thu hái vào lúc trời râm mát, khô ráo. Quả thu hái về cần phân loại. Nếu vận chuyển đi xa khi đóng vào sọt hoặc thùng không quá 5 lớp (đóng sọt phải có lót rơm hoặc giấy giữa các lớp quả).

Sau khi thu hoạch vệ sinh xung quanh tán cây, cắt tỉa cành già, cành sâu bệnh và tiếp tục chăm sóc
Để liên hệ mua cây bưởi giống vui lòng gọi số 0987 884 946 - Ks Thủy hoặc 0979 589 557
.
Kỹ thuật trồng cam sành:

Kỹ thuật trồng cam sành:

Liên hệ mua cây cam sành giống vui lòng gọi số 0987 884 946 - ks Lê Xuân Thủy

Kỹ thuật trồng cam sành
Kỹ thuật trồng cam sành
Kỹ thuật trồng cam sành
Kỹ thuật trồng cam sành

1/ Chuẩn bị đất trồng:
– Khoảng cách trồng: 3m x3. 5m, hoặc 3.5m x 4m

– Kích thước hố: 40cm x 40cm x 40cm, hoặc 60 x 60 x 60 cm.

– Bón phân vào hố: Bón lót: 30 – 40 kg phân chuồng hoai mục + 0,3 – 0,5 kg lân + 0,1-0,2 kg Kali + Vôi bột 0,5 – 1 kg; thuốc sâu bột (Basudin 10H…) 0,1kg). Trộn đều lượng phân trên (không có vôi và thuốc) với lớp đất mặt và lớp đất giữa (khi đào hố để riêng). Trả lớp đất dưới xuống hố, tiếp đó lấp phân và đất đã trộn xuống hố, dùng cuốc phá thành hố sau đó rải vôi lên mặt hố và lấp đất mỏng 2-3 cm. Tiếp đó bơm nước vào đầy hố, khoảng 10-15 ngày sau bón thuốc sâu bột trên mặt hố, dùng cuốc đảo trộn đều khoảng 15 ngày sau là trồng được. Nếu không có phân chuồng có thể sử dụng phân hữu cơ sinh học với lượng 10 – 15 kg/hố. Dùng phân xanh thì phải ủ trước 2 -3 tháng với vôi cho đến khi hoai mục.

2. Bón phân cho cam sành:
Tuổi câyPhân chuồng (kg/cây)Kg/cây
UrêLânKali
1-320-300,1-0,30,3-0,50,2
4-630-500,4-0,50,6-1,20,3
7-960-900,6-0,81,3-1,80,4
Trên 101000,8-1,52,00,5

Liên hệ mua cây cam sành giống vui lòng gọi số 0987 884 946 - ks Lê Xuân Thủy

* Thời kỳ bón:

– Cây từ 1-3 tuổi:có phân chuồng + phân lân bón vào tháng 12 đến tháng 01.

Đạm urê và kali bón làm 3 lần: Lần 1: vào tháng 1-2: 30% đạm; Lần 2: vào tháng 4-5: 40% đạm + 100%kali; Lần 3: tháng 8 – 9: 30% đạm. (thời gian bón còn tùy thuộc vào khí hậu từng vùng)

– Năm thứ 4 trở đi: phân chuồng + lân + vãi sau khi thu hoạch quả (quả tháng 12 sang tháng 1). Thúc lần 1(Bón đón lộc xuân ): Khỏang từ 15/2-15/3: 40% đạm + 40% kali; + Thúc lần 2: vào tháng 4-5: 30% đạm + 30% kali; Thúc lần 3 (Bón thúc cành thu và nuôi quả ): vào tháng 6-7: 30% đạm + 30% kali.

Cách bón: Sau khi thu hoạch: bón theo vành mép tán, đào rãnh sâu 20cm, rộng 30cm. Các loại phân trộn đều cho vào rãnh lấp kín đất, tủ rơm giữ ẩm. Bón thúc vào Lần 1, lần 2 và 3: trộn đều các loại phân hóa học rải đều trong vòng tán cây, với đảo sâu 4-5cm, vùi đất lấp kín, tủ rơm rác giữ ẩm.

3. Tưới nước:


Sau trồng tưới ướt đẩm đất, Sau trồng hai ngày tưới 1 lần, khi cây xanh tốt trở lại 5 – 7 ngày tưới 1 lần. thời kỳ khô hạn, ít mưa nên tưới 3 – 5 ngày 1 lần. Tưới dặm nếu nắng gắt, thoát nước kịp thời khi bị úng. Tiến hành tủ gốc cam.

Liên hệ mua cây cam sành giống vui lòng gọi số 0987 884 946 - ks Lê Xuân Thủy
4/ Sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ:

– Sâu vẽ bùa (Phyllocnistis citrella ): Sâu non đục vào lá gây nên những đường ngoằn ngoèo, thường đi chung với bệnh loét gây nên.
Tỉa cành, bón phân hợp lý, điều khiển sự ra chồi sao cho đồng loạt để hạn chế sư lây nhiễm liên tục trong năm. Phòng trừ bằng cách phun thuốc sớm ngay từ giai đoạn cây ra lộc non . Sử dụng 1 trong các loại thuốc: Phosphomidon, Dimethoate, Trigard, Abamectin và Dimilin có hiệu qủa phòng trị tốt sâu vẽ bùa. Bên cạnh các loại thuốc hóa học thì hiệu quả của dầu khoáng đối với sâu vẽ bùa cũng đã được khẳng định.

– Sâu đục thân, cành: Sâu đục rỗng thân cành gây chảy mủ, cành chết. Sâu đùn mạt cưa ra ngoài miệng hang. Phòng trừ bằng cách cắt bỏ cành bị hại nặng, chích thuốc trừ sâu vào lỗ đục (Dùng thuốc cypermap 25EC, Map permethrin 50EC…), có thể rải ít Basudin 10 H, dùng móc sắt bắt sâu.

– Nhện đỏ, nhện trắng: Có thể sử dụng thuốc hoá học khi mật số Nhện đạt 3 con thành trùng /lá hoặc trái. Sử dụng các loại thuốc đặc trị Nhện, các loại thuốc trừ Sâu gốc Cúc hoặc Lân hữu cơ kết hợp với Dầu khoáng. Ðể ngăn chặn sự bộc phát tính kháng thuốc, khi sử dụng thuốc hóa học cần luân phiên các loại thuốc có gốc hóa học khác nhau. Có thể sử dụng các loại thuốc như Comite, Trebon, Pegasus, Bi 58, Kelthane, Danitol, Ortus 5SC, Selecron 500EC/ND… (theo liều lượng khuyến cáo) và Dầu khóang DC-Tron Plus (nồng độ 0,5%)…

Bệnh Bồ hóng: Bệnh thường xuất hiện nơi râm mát, và đây là bệnh kế phát sau khi có sự hiện diện của côn trùng họ chích hút. Nấm phát triển trên bề mặt lá, cành non, tạo thành lớp dày che kín cả mặt lá, thân, trái. Hạn chế sự phát triển của nhóm côn trùng họ chích hút, bằng các loại thuốc đặc trị cho từng nhóm côn trùng chích hút ấy. Dùng máy phun nước lên tán cây rửa trôi các chất thải của côn trùng họ chích hút thải ra. Hạn chế sử dụng phân bón qua lá, nếu phun phân bón qua lá nhiều bệnh gây hại ngày càng nặng hơn. Phun thuốc trị khi bệnh nặng: Copper B 75 WP, Derosal 60 WP, Kumulus 80 DF, Champion 77 WP với nồng độ 0,2-0,5% hoặc Chlorine 0,04%, phun 7-10 ngày/lần.



Liên hệ mua cây cam sành giống vui lòng gọi số 0987 884 946 - ks Lê Xuân Thủy

5. Các biện pháp chăm sóc khác:

Thường xuyên làm sạch cỏ và trồng cây xen che phủ đất, giữ ẩm, hạn chế cỏ dại theo phương châm lấy ngắn nuôi dài (có thể trồng chuối trong 2 -3 năm đầu)

Tạo tán: đối với cây ghép được tiến hành như sau:Khi chồi mắt ghép cao 30-40 cm thì bấm ngọn tạo cành cấp 1. Khi cành cấp 1 dài 30-40 cm bấm ngọn để tạo cành cấp 2, từ các cành này mọc ra cành cấp 3. Nên để 3-4 cành cấp 1; 6-8 cành cấp 2 và 12-16 cành cấp 3 để tạo cho cây có tán hình mâm xôi, thấp cây dễ chăm sóc.

Thời kỳ nụ hoa, quả non: tỉa hoa dị hình, quả ra muộn. Thời kỳ đậu quả 1-2 tuần: phun bổ sung chất dinh dưỡng và nguyên tố vi lượng.

6/ Chăm sóc cam sau thu hoạch:

Cam, quýt sau thu hoạch cần được chăm sóc, vệ sinh, cắt tỉa, phòng trừ sâu bệnh để cây tiếp tục phát triển và cho mùa bội thu sau.

– Tiến hành làm sạch cỏ dại, sau 25 – 30 ngày thu hoạch cắt tỉa các cành sâu bệnh, cành tược, khô héo, cành tăm hương, mọc không đúng hướng…

– Quét vôi vào gốc cây ngăn sự cư trú của sâu bệnh.

– Phòng trừ sâu bệnh bằng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp: bón phân đầy đủ, cân đối, kịp thời, bón đúng kỹ thuật, phun thuốc đúng lúc, đúng cách.

Liên hệ mua cây cam sành giống vui lòng gọi số 0987 884 946 - ks Lê Xuân Thủy

7/ Xử lý ra hoa:

Ngưng tưới và rút nước mương (nếu có) khoảng 2-4 tuần cho đến khi cây vừa “xào lá” (lá hơi héo vào buổi chiều nhưng sáng mai không tươi lại hoàn toàn). Sau đó tưới nước đẫm lại ba ngày liền, ngày tưới hai lần. Ngày thứ tư thì tưới mỗi ngày/lần.

Sau khi tưới nước lại bộ lá tươi trở lại, pha 35ml RA HOA C.A.T + 15g F.Bo/8 lít hoặc kích phát tố hoa trái Thiên Nông 7g + 15g F.Bo/8 lít , phun sương đều tán cây và trong thân cây hai lần (5 ngày/lần) thúc ra hoa đồng loạt, sau khi cây ra đọt non tưới hai ngày/lần.

8/ Thu hái và bảo quản:

Khi quả có màu đỏ da cam và vàng lá cam 1/3 – ¼ diện tích vỏ quả thì thu hoạch, thu hoạch và ngày nắng ráo, dùng kéo cắt hạn chế rụng lá gãy cành.

Kategori

Kategori